Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Các nhà phan phối và bán lẻ giày dép Mỹ muốn loại bỏ thuế nhập khẩu giày dép từ 10 nước
  • 17/07/2013

Nike và một số thành viên khác của các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ mong muốn loại bỏ thuế quan giày dép từ một số quốc gia vành đai Thái Bình Dương- khu vực thường đạt tăng trưởng 2 con số.

Ngành công nghiệp giày dép của tiểu bang Oregon, dẫn đầu bởi Nike, sẽ theo dõi chặt chẽ đàm phán thương mại diễn ra vào tuần tới (từ 22-26/7) giữa Mỹ và 10 đối tác thương mại.

Ngành giày dép hy vọng các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), diễn ra vào thứ hai (15/7) sẽ loại bỏ thuế quan nhập khẩu giày dép từ 10 quốc gia khác.

Điều này đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam, cung cấp 8% khối lượng nhập khẩu giày dép vào Mỹ. Quốc gia Đông Nam Á này đã nổi lên như một đối tác lớn của các chi nhánh giày dép Mỹ, dẫn đầu là hãng giày dép Nike, tiếp theo sau là Trung Quốc.
Trung Quốc không phải là một trong 11 quốc gia tham gia trong các cuộc đàm phán TPP bắt đầu từ 3 năm trước và dự kiến kết thúc sớm vào cuối năm nay. Đàm phán diễn ra trong tuần tới (22-26/7/2013) tại Kota Kinabalu, Malaysia.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden của tiểu bang Oregon đã gửi 1 lá thư vào đầu tuần này tới đại diện thương mại Mỹ ông Michael Froman, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh thuế giày dép từ 10 quốc gia nhập vào Mỹ. Mười hai thượng nghị sĩ khác, trong đó có ông Jeff Merkley của tiểu bang Oregon và Patty Murray và Maria Cantwell của Washington cũng đã ký thư.

“Hơn 99% giày dép bán tại Mỹ được nhập khẩu”, bức thư cho biết. “Và, mặc dù có rất ít sản xuất giày dép nội địa, song hàng nhập khẩu này phải chịu mức thuế nhập khẩu cao nhất theo pháp luật”. Một bức thư tương tự cũng đã được gửi bởi 47 thành viên Nhà trắng, kể cả đại diện của tiểu bang Oregon, Earl Blumenauer, Suzanne Bonamici, Kurt Schrader và Greg Walden.

Thuế quan đối với giày dép nhập khẩu vào Mỹ, không chỉ từ Việt Nam, rất phức tạp và bí mật, tinh xảo vào những năm 1930 và có tính đến các loại nguyên liệu và phương thức sản xuất, chủ tịch các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ ông Matt Priest cho biết.

Mức thuế trung bình tại Mỹ áp dụng đối với tất cả các loại hàng hóa tiêu dùng là 1,3%, Ông Priest cho biết. Đối với giày dép khoảng 20%.
Nike, một thành viên của hiệp hội giày dép, đã đưa ra tuyên bố ủng hộ những lá thư từ Quốc hội tới Froman, đại diện thương mại.
“Một Hiệp định TPP nhằm hiện đại hóa cơ cấu thuế giày dép hiện tại sẽ cho phép Nike tiếp tục tái đầu tư vào sự đổi mới và duy trì khả năng cạnh tranh của chúng tôi trên thị trường toàn cầu, kết quả là trả lương công việc cao hơn ở Mỹ”, Sean O'Hollaren, phó chủ tịch, chính phủ và công vụ cho biết.

“Các công việc có giá trị cao yêu cầu đổi mới và tạo ra các đôi giày của chúng tôi được dựa chủ yếu vào Mỹ, bao gồm thiết kế sản phẩm, tiếp thị, bán hàng, sản xuất và phân phối. Giày dép Nike đã sản xuất trên toàn cầu và công ty trực tiếp tuyển dụng hơn 25.000 nhân lực tại Mỹ, với sự hiện diện của nhân viên quan trọng tại Oregon, Tennessee, Missouri, California, New York, Florida, Maine, Massachusetts và Texas."
Sportswear Co., Columbia tại quận Washington, hỗ trợ xem xét toàn bộ thuế quan vì lý do cạnh tranh tương tự như Nike, Peter Bragdon, phó chủ tịch của công ty và tư vân chung.

LaCrosse Footwear Inc. có trụ sở tại Portland là một khó khăn.Trong khi đó,LaCrosse là một thành viên của các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ, và Danner Inc. là một công ty con. Và Danner đã xây dựng một danh tiếng để thực hiện khoảng 1/3 giày ống bằng thủ công tại Mỹ - đặc biệt tại một nhà máy gần sân bay quốc tế Portland. Các quan chức LaCrosse không thể đưa ra lời bình luận về TPP.

Lefaso.org.vn



Tin tức liên quan