- Indonesia được hưởng lợi khi các nhà sản xuất giày Trung Quốc chuyển sản xuất
-
22/08/2019
Phó Thống đốc ngân hàng Indonesia Dody Budi Waluyo cho biết, xuất khẩu giày dép sang Mỹ đã tăng 6,7% vào đầu năm 2019.
Tuy nhiên, quốc gia Đông Nam Á được cho là cũng tham gia vào thị trường khu vực khác trong việc cắt giảm lãi suất để đối phó với sự tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại.
Phó Thống đốc cho biết, thị phần xuất khẩu của Indonesia sang Mỹ trong một số lĩnh vực tăng khi chuỗi cung ứng chuyển từ cơ sở sản xuất Trung Quốc sang quốc gia Đông Nam Á, mặc dù cuộc chiến thương mại gây tổn hại cho các nền kinh tế mới nổi.
Cụ thể, xuất khẩu giày dép của Indonesia sang Mỹ đã tăng đáng kể. Trong 4 tháng đầu năm 2019, Indonesia xuất khẩu giày dép với trị giá 559,91 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu giày dép của nước này năm 2018 tăng 6,5%, cao hơn mức 3,5% so với năm 2017, Hiệp hội giày dép Indonesia cho biết. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng hơn 4,7% lên 1,55 tỉ USD năm 2018, sov ới tăng 3,5% năm 2017, số liệu Bộ Thương mại Mỹ cho biết.
Ngược lại, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ nơi có truyền thống chiếm hơn 1/2 nhập khẩu giày dép của Mỹ giảm 1% xuống 13,89 tỉ USD năm 2018.
Khi căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ, các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Indonesia đã đạt được trong một số ngành công nghiệp khi các công ty đa dạng hóa hoạt động sang các thị trường này để tránh thuế áp đặt bởi Mỹ.
Các nhà phân tích dự kiến, xuất khẩu giày dép Indonesia sẽ tăng từ 5,3 tỉ USD năm 2018 lên 6,5 tỉ USD năm nay, tương đương tăng 23% và dự kiến sẽ đạt 10 tỉ USD trong vòng 4 năm tới. Hàng trăm công ty thời trang và giày dép của Mỹ tiếp tục vận động chống Mỹ từ việc đánh thuế quan mới như là một phần của cuộc tranh chấp gần 1 năm giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi đã chứng khiến cả 2 cường quốc thế giới áp thuế lên hàng trăm tỉ USD hàng nhập khẩu từ mỗi quốc gia.
Nhà sản xuất guốc thông thường Crocs cho biết, sẽ cắt giảm khối lượng giày và phụ kiện sản xuất tại Trung Quốc sang thị trường Mỹ thêm hơn 2/3 trong năm tới và nhằm mục đích đa dạng hóa nguồn cung ứng sang các nước khác.
Crocs gia nhập vào danh sách các nhà sản xuất giày dép và may mặc lớn như Caleres và Deckers, thực hiện thay đổi hoạt động cho các doanh nghiệp chống lại tác động của cuộc chiến thương mại Washington với Bắc Kinh. Mỹ đang chuẩn bị áp dụng một đợt thuế quan thứ 4 sẽ áp dụng gần như mọi loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc rời khỏi vị trí là nhà xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ sang vị trí thứ 2 sau EU, nhà phân tích Benjamin Shatil thuộc JPMorgan cho biết.
Các nhà cung cấp từ các nước ở châu Á, EU cũng như Mexico đã lấp đầy khoảng trống, chiếm khoảng 88% thị phần Mỹ.
Đáng ngạc nhiên hơn, Trung Quốc đã nhượng lại thị phần của Mỹ cho các sản phẩm chưa có trong bất kỳ danh sách thuế quan nào như hàng hóa và hóa chất cũng như các loại công nghệ và điện tử khác, cho thấy sự thay đổi trước trong chuỗi cung ứng sang các nước xuất khẩu khác.
Shatil cho biết, các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc thu hẹp khoảng cách về giày dép và hàng may mặc, và Đài Loan (TQ) về máy móc và thiết bị, những sản phẩm mà Trung Quốc giảm thị phần của thị trường Mỹ là nghiêm trọng nhất.
Tuy nhiên, Waluyo cho biết cần phải xem xét kỹ hơn từng loại sản phẩm để đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế chung của Indonesia do Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng để bán hàng hóa của mỗi nước.
Chẳng hạn, việc cung cấp quá mức một số mặt hàng nhất định sẽ dẫn đến nhu cầu và giá cả toàn cầu thấp hơn, điều này sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu các sản phẩm này của Indonesia.
Nguồn: Lefaso.org.vn