- Thị trường hàng hóa xa xỉ có thể đạt 275 tỉ euro năm 2019
-
24/06/2019
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý đặc biệt Bain & Company, thị trường hàng hóa xa xỉ cá nhân toàn cầu tăng 6% năm 2018 lên 260 tỉ euro.
Dự kiến mức tăng trưởng trong năm nay sẽ ở mức 4-6%, đưa giá trị thị trường hàng hóa xa xỉ năm 2019 lên từ 271 tỉ euro và 276 tỉ euro.
Bain cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường năm 2018 là sự gia tăng chi tiêu thị trường nội địa Trung Quốc và mang lại kết quả tích cực cho các thương hiệu xa xỉ tại châu Âu.
Mặc dù “bất ổn chính trị xã hội” đang diễn ra tại các thị trường quan trọng như Anh, nơi có sự không chắc chắn về vấn đề rời khỏi Liên minh Châu Âu sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và Pháp, nơi có cuộc biểu tình đường phố phổ biến ở hầu hết các thành phố lớn của nước này.
Ngược lại, có sự “suy yếu niềm tin của người tiêu dùng” ở Bắc Mỹ năm 2018 và sự sụt giảm lưu lượng tại các trung tâm và cửa hàng bách hóa ở đó. Những bất ổn tạm thời xung quanh kế hoạch cải cách thuế ở Mỹ sẽ giảm bớt và dự đoán tăng trưởng từ khoảng 2%-4% năm 2019.
Nhà phân tích Claudia D’Arpizio cho biết: “Trung Quốc tiếp tục chứng kiến sự bất ổn chính trị và định hình lại mô hình chi tiêu du lịch. Với người tiêu dùng Trung Quốc chọn chi tiêu trong nước với tần suất nhiều hơn. Nhìn chung, chúng tôi đang chứng kiến sự tăng trưởng khiêm tốn ở hầu hết các thị trường.
Nghiên cứu cho biết, Nhật Bản vẫn là “thị trường độc quyền và hấp dẫn cho các thương hiệu xa xỉ” và ở đây cũng được dự đoán mức tăng trưởng 2%-4% trong năm 2019. Tuy nhiên, chi tiêu du lịch ở đó có khả năng tăng lên trong việc xây dựng Thế vận hội Tokyo vào năm 2020, với người tiêu dùng Trung Quốc đã xác nhận sự quan tâm đối với khu vực này.
Trên khắp châu Á, triển vọng rất tích cực ngoài Hồng Kông và Macao, tiếp tục thua Trung Quốc đại lục. Bain & Company tin rằng, thị trường xa xỉ trong khu vực sẽ tăng 10-12% (với tỉ giá hối đoái không đổi). Một tầng lớp trung lưu gia tăng với thu nhập khả dụng ngày càng tăng đang thúc đẩy tăng trưởng tại Indonesia, Philippine và Việt Nam, trong khi tăng trưởng duy trì vững tại Hàn Quốc là kết quả của người tiêu dùng địa phương và sự phục hồi nhẹ của du lịch.
Các khu vực còn lại trên thế giới dự kiến sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ 2% (với tỉ giá hối đoái không thay đổi), với Trung Đông vẫn trì trệ khi chi tiêu tiêu dùng trong nước bắt đầu chảy ra ngoài khu vực.
Tương lai của sự xa xỉ đang hình thành, D’Arpizio cho biết, với một số đặc điểm chính bao gồm, thế hệ Z của Trung Quốc, quyền truy cập, quyền sở hữu, tính bền vững và trách nhiệm xã hội, tác động của kỹ thuật số trong toàn bộ chuỗi giá trị ưu tiên trải nghiệm xa xỉ đối với các sản phẩm và mạng lưới tiêu dùng như một thước đo giá trị moái.
Tính bền vững, trách nhiệm xã hội và thởi trang tuần hoàn sẽ là điểm nổi bật, tập trung vào các vấn đề bao gồm môi trường, lao động và phúc lợi động vật.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Federica Levato cũng cho biết, các thương hiệu mới sẽ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xa xỉ. Họ sẽ thách thức các thương hiệu để có “cách tiếp cận sáng tạo hơn, vượt xa chính sản phẩm và tác động đến tất cả các khía cạnh kinh doanh, cuối cùng tạo ra một cuộc đối thoại trực tiếu và liên tục hơn với người tiêu dùng.
Nguồn: Lefaso.org.vn