Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Những nước được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
  • 11/03/2019
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến hàng trăm tỉ thuế quan và gián đoạn thị trường toàn cầu, song không phải tất cả đều chịu ảnh hưởng và u ám.
  Thực tế, một số các nước được hưởng lợi từ cuộc chiến kéo dài nhiều tháng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một nghiên cứu đưa ra trong tháng này bởi Hội nghị thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đã xem xét tác động của việc tăng thuế đánh lẫn nhau, cho thấy các quốc gia có thể được hưởng lợi nhiều nhất là những nước có năng lực kinh tế đáng kể để cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
  Trong khi Washington áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 250 tỉ USD, Bắc Kinh đáp trả thuế đối với hàng hóa của Mỹ có trị giá 110 tỉ USD. Theo Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ, 41% quần áo, 72% giày và 84% phụ kiện được bán tại Mỹ là từ Trung Quốc.
  Tổ chức thương mại bao gồm Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ đã chỉ trích cuộc chiến thương mại, cảnh báo không chỉ về tác hại tiềm tàng đối với danh tiếng của Mỹ mà còn ảnh hưởng đến gia tăng chi phí xuất nhập khẩu đối với người tiêu dùng.
  Nhà phân tích Camilo Lyon thuộc Canaccord Genuity Inc. cho biết, một số công ty giày dép có trụ sở tại Mỹ gần đây cũng tận dụng lợi thế của nền kinh tế tiêu dùng đang phát triển Trung Quốc bằng cách bán nhiều sản phẩm của họ tại nước này.
  Trung Quốc đã trở thành thị trường tăng trưởng quan trọng nhất đối với nhiều thương hiệu của Mỹ, Lyon, Tapestry, Michael Kors và Steve Madden là một trong số những nhà sản xuất giày dép và may mặc có doanh nghiệp lớn trong khu vực cho biết.
  Đông Nam Á được coi là khu vực được hưởng lợi đầy hứa hẹn từ cuộc chiến thương mại, với việc Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu giày dép trong một nỗ lực giành lấy thị phần thị trường Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu gần 11,8 tỉ USD giày dép trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc là nước xuất khẩu giày dép lớn nhất sang Mỹ, xuất khẩu 405 triệu đôi giày sang Mỹ năm 2017, FDRA cho biết.
Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia cũng được hưởng lợi do việc di chuyển từ Trung Quốc – xuất khẩu khoảng 104 triệu đôi giày năm 2017. Tại diễn đàn kinh tế thế giới trong tháng 1/2019, Bộ trưởng Airlangga Hartarto cho biết, con số các công ty sản xuất giày dép và dệt may đã bắt đầu khám phá các cơ hội ngoài Trung Quốc.
  Ngoài ra, Tom Lembong, chủ tịch Ủy ban điều phối đầu tư của Indonesia cho biết, trong 2 tháng trước, nước này có thể dự đoán hàng tỉ USD đầu tư từ các tập đoàn chuyển từ Trung Quốc.
  Lembong cho biết: “Đối với Việt Nam, Indonesia, Campuchia và các nước khác trong 20 năm qua, chúng tôi đã mất rất nhiều nhà máy sang Trung Quốc. Họ có thể quay trở lại rất tích cực đối với chúng tôi, về công việc, về cán cân thanh toán và những thứ tương tự”.
  Trong số 250 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế quan, khoảng 82% sẽ bị giành lại bởi các công ty tại các nước khác, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 12% và các doanh nghiệp Mỹ chỉ chiếm khoảng 6%, UNCTAD cho biết. Mặt khác, trong số 85 tỉ USD xuất khẩu của Mỹ phải chịu thuế, có khoảng 85% sẽ được các công ty ở các nước khác thực hiện, trong khi các doanh nghiệp Mỹ nắm giữ dưới 10% và các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5%.
  UNCTAD đề nghị các tập đoàn tại châu Âu, Mexico, Nhật Bản và Canada có thể đứng ra để thu thập hàng chục tỉ USD các đơn hàng xuất khẩu do tranh chấp tài chính kéo dài. Các nước trong Liên minh châu Âu được dự báo sẽ chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 70 tỉ USD thương mại Mỹ - Trung Quốc (khoảng 50 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và 20 tỉ USD thay thế). Mexico, Nhật Bản và Canada mỗi nước sẽ mất 20 tỉ USD.
  Thuế quan song phương làm thay đổi khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, lợi thế của các doanh nghiệp hoạt động tại các nước này không bị ảnh hưởng trực tiếp , UNCTAD cho biết.
  Nguồn: Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan