- Trung Quốc – thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày hàng đầu của Việt Nam năm 2018
-
23/01/2019
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của Việt Nam trong tháng 12/2018 đạt 436 triệu USD, giảm 11,23% so với tháng trước đó nhưng tăng 4,81% với cùng tháng năm 2017. Tính chung trong năm 2018, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 5,7 tỉ USD, tăng 5,17% so với năm 2017.
Trong tháng 12/2018, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 174 triệu USD, chiếm 39,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 12,23% so với tháng trước đó nhưng tăng 5,45% so với cùng tháng năm 2017, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc lên gần 2,2 tỉ USD, tăng 7,34% so với năm 2017.
Tiếp theo là Hàn Quốc với hơn 61 triệu USD, chiếm 14,1% trong tổng kim ngạch, giảm 8,14% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 0,59% so với cùng tháng năm 2017, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Hàn Quốc lên 771 triệu USD, tăng 2,26% so với năm 2017. Đứng thứ ba là thị trường Mỹ với 31 triệu USD, chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch, giảm 20,39% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 0,99% so với cùng tháng năm 2017, nâng tổng kim ngạch từ thị trường này lên hơn 412 triệu USD, tăng 15,96% so với năm 2017. Sau cùng là Đài Loan với hơn 30 triệu USD, chiếm 7% trong tổng kim ngạch, giảm 13,34% so với tháng 11/2018 và giảm 0,21% so với cùng tháng năm 2017, nâng tổng kim ngạch từ thị trường này lên 442 triệu USD, giảm 8,26% so với năm 2017.
Một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày vào Việt Nam trong năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017 bao gồm, Canada tăng 61,58% lên hơn 25,2 triệu USD, Hà Lan tăng 41,09% lên 4,3 triệu USD, Indonesia tăng 32,45% lên hơn 63 triệu USD, sau cùng là Thái Lan tăng 31,48% lên 303 triệu USD.
Tuy nhiên, một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh bao gồm, Newzealand giảm 60,65% so với năm 2017 xuống hơn 8,4 triệu USD, tiếp theo là Pháp giảm 35,95% xuống hơn 4,3 triệu USD, Brazil giảm 32,57% xuống còn 85 triệu USD, sau cùng là Ba Lan giảm 16,59% so với năm 2017 xuống còn 6,1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường
|
Năm 2017
|
T12/2018
|
So với T11/2018 (%)
|
Năm 2018
|
So với 2017 (%)
|
Tổng KN
|
5.428.510.825
|
436.664.256
|
-11,23
|
5.709.371.037
|
5,17
|
Achentina
|
41.584.292
|
1.754.400
|
-41,28
|
35.395.915
|
-14,88
|
Ấn Độ
|
106.985.629
|
7.520.769
|
-22,60
|
123.736.580
|
15,66
|
Anh
|
13.212.349
|
1.019.254
|
-1,12
|
15.774.951
|
19,40
|
Áo
|
1.603.560
|
77.597
|
22,14
|
1.828.955
|
14,06
|
Ba Lan
|
7.407.068
|
699.792
|
7,05
|
6.178.550
|
-16,59
|
Brazil
|
126.828.551
|
3.925.831
|
-17,76
|
85.525.270
|
-32,57
|
Canada
|
15.625.881
|
231.477
|
-11,94
|
25.248.631
|
61,58
|
Đài Loan (TQ)
|
482.341.715
|
30.760.780
|
-13,34
|
442.519.243
|
-8,26
|
Đức
|
33.371.965
|
4.076.325
|
48,82
|
30.966.474
|
-7,21
|
Hà Lan
|
3.115.758
|
531.859
|
78,25
|
4.396.134
|
41,09
|
Hàn Quốc
|
753.953.673
|
61.657.530
|
-8,14
|
771.020.396
|
2,26
|
Hoa Kỳ
|
356.023.517
|
31.581.007
|
-20,39
|
412.835.617
|
15,96
|
Hồng Kông (TQ)
|
215.613.505
|
16.029.262
|
-2,18
|
219.954.597
|
2,01
|
Indonesia
|
47.616.130
|
4.892.819
|
-21,57
|
63.069.638
|
32,45
|
Italia
|
236.089.180
|
21.102.228
|
-9,10
|
258.526.735
|
9,50
|
Malaysia
|
29.660.956
|
2.997.274
|
14,53
|
30.607.885
|
3,19
|
Newzealand
|
21.345.664
|
694.205
|
-23,47
|
8.400.451
|
-60,65
|
Nhật Bản
|
254.359.780
|
26.646.928
|
-3,16
|
289.672.791
|
13,88
|
Ôxtrâylia
|
23.752.635
|
1.453.533
|
14,68
|
19.310.961
|
-18,70
|
Pakistan
|
22.738.777
|
1.309.466
|
-39,98
|
26.376.210
|
16,00
|
Pháp
|
6.811.007
|
333.136
|
-18,18
|
4.362.565
|
-35,95
|
Singapore
|
2.033.359
|
83.660
|
-39,64
|
2.024.092
|
-0,46
|
Tây Ban Nha
|
11.125.789
|
614.005
|
-45,62
|
10.349.173
|
-6,98
|
Thái Lan
|
231.197.140
|
25.296.960
|
-16,11
|
303.978.331
|
31,48
|
Trung Quốc
|
2.046.795.859
|
174.159.700
|
-12,23
|
2.196.929.068
|
7,34
|
Nguồn: Lefaso.org.vn