Bị ảnh hưởng bởi thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, các công ty Mỹ bắt đầu chuyển sang mua sắm ở Ấn Độ, Mecca Rafeeque Ahmed, nhà xuất khẩu và nhà sáng lập hàng đầu của tập đoàn Farida, nhà xuất khẩu giày dép có trụ sở tại Chennai cho biết.
Ông cho biết, hiện có1 công ty Mỹ đang tìm cách mua 50 triệu đôi giày dép và Ấn Độ thiếu năng lực sản xuất. Nước này xuất khẩu 135 triệu đôi. Hội đồng xuất khẩu da đưa con số xuất khẩu 115 triệu đôi.
Giày dép không nằm trong danh sách hàng hóa Trung Quốc mà Mỹ đã đánh thuế 10%, có thể tăng lên 25% vào ngày 1/1/2019. Các mặt hàng khác như túi xách và ví, nằm trong danh sách bị đánh thuế. Việc đánh thuế da giày chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngành công nghiệp này đang nhận được nhiều sự thâu tóm từ các công ty Mỹ để mua các sản phẩm da. Chúng tôi phải nắm cơ hội này.
Ngành công nghiệp da đã chuẩn bị một lộ trình tăng xuất khẩu từ 5,6 tỉ USD lên 10 tỉ USD vào năm 2021-22. Theo Rafeeque Ahmed, trong phân ngành giày dép, năng lực sản xuất là vấn đề lớn vì ngành công nghiệp phải phục vụ cho thị trường nội địa lớn. Số liệu của Hội đồng Xuất khẩu da (tháng 12/2017) cho thấy, ngành công nghiệp sản xuất 2.065 triệu đôi giày, trong số 1.950 triệu đôi đã được bán tại thị trường nội địa. Tiểu ngành này chiếm 1/2 xuất khẩu da của Ấn Độ.
Phân ngành may mặc da đã sản xuất 16 triệu miếng mỗi năm và chiếm 1/10 xuất khẩu. Các sản phẩm khác như (ví, túi xách), găng tay công nghiệp, dây nịt và bộ đồ yên chiếm 1/4 xuất khẩu. Ngành công nghiệp nội địa và xuất khẩu ước tính sẽ sản xuất 18 tỉ USD và tạo 4,5 triệu việc làm. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra “gói đặc biệt” trị giá 26 tỉ rupee cho ngành công nghiệp – số tiền sẽ được chi trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2020.
Rafeeque Ahmed cho biết, năng lực có thể là một hạn chế trong lĩnh vực giày dép, Aqeel Ahmed tự tin rằng, ngành công nghiệp sẽ tăng lên theo nhu cầu. Tuy nhiên, cả hai đều nói rằng, các nước khác đang chuyển động nhanh, trừ khi Ấn Độ phát triển nhanh, cơ hội lớn này sẽ bị mất.
Việt Nam đã tích cực, ngay cả trước khi Mỹ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Việt Nam được hưởng lợi từ chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng. Trong khi đó, Ấn Độ nhắm tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỉ USD. Xuất khẩu giày dép Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 11,8 tỉ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Campuchia cũng đạt tăng trưởng 2 con số trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu 4 tỉ USD.
Aqeel Ahmed cho biết, Việt Nam có thể tối đa công suất sản xuất giày dép và các khách mua hàng sẽ hướng tới Ấn Độ. Ngành công nghiệp này đang tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ để tăng cường năng lực.
Rafeeque Ahmed cũng cho biết, các công ty Trung Quốc đang tìm cách tham gia với các công ty Ấn Độ để xây dựng các nhà máy tại Ấn Độ, xuất khẩu sang Mỹ.
Nguồn: Lefaso.org.vn