Trung Quốc đã công bố mức cắt giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc xây dựng và các hàng hóa khác, nhưng không có hành động gì về các khiếu nại của Mỹ đối với chính sách công nghệ đang thúc đẩy một cuộc chiến thương mại leo thang với Washington.
Động thái này cho thấy rằng, mong muốn của chính phủ Trung Quốc sẽ gắn bó với các kế hoạch khiến nền kinh tế cạnh tranh hơn và có ý định nhấn mạnh sự phát triển công nghiệp nhà nước. Điều này không cho thấy sự suy giảm sẽ áp dụng đối với hàng hóa của Mỹ mà Bắc Kinh đã áp thuế bổ sung từ 5-25%.Việc cắt giảm thuế quan có hiệu lực từ ngày 1/11/2018, được áp dụng đối với 1.585 mặt hàng bao gồm thiết bị xây dựng, máy móc công nghiệp, các sản phẩm giấy và vật liệu xây dựng. Đây là lần giảm thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi cắt giảm vào tháng 11/2017 đối với thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay đã công bố một loạt các biện pháp mở cửa thị trường Trung Quốc để cạnh tranh bên ngoài nhưng không giải quyết những khiếu nại của Mỹ mà chính phủ đã giành lấy hay gây áp lực đối với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ.
Mỹ, Châu Âu và các đối tác thương mại khác cho rằng những sáng kiến như "Sản xuất tại Trung Quốc 2025", kêu gọi các nhà vô địch do nhà nước sáng tạo trong lĩnh vực robot và các lĩnh vực khác, làm trái nghĩa vụ của Bắc Kinh sẽ mở cửa thị trường đối với các công ty nước ngoài. Các quan chức Mỹ lo ngại họ có thể xói mòn chủ đạo công nghiệp Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp đặt thuế bổ sung đối với hàng hóa của Mỹ có trị giá 60 tỉ USD. Trước đó hai bên đã đánh thuế đối với hàng hóa của nhau có trị giá 50 tỉ USD.
Đàm phán là không thể, trong khi Washington "giữ một con dao" kề cổ Bắc Kinh bằng cách tăng thuế quan, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, Wang Shouwen cho biết.
Một báo cáo khác của Trung Quốc cáo buộc Trump bắt nạt các nước khác và phá hủy "sự tin tưởng lẫn nhau" yêu cầu các quan hệ quốc tế.
Trong nghiên cứu được đưa ra mới đây, các nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết, họ mô phỏng 1 cuộc chiến thương mại rộng khắp và thấy rằng điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Mỹ, khiến các hộ gia đình nghèo hơn và mất việc làm, trong khi Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thị trường chứng khoán và trái phiếu có thể bị ảnh hưởng do mất niềm tin chung vào nền kinh tế và "sự leo thang của cuộc chiến thương mại có thể ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu".
Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, xung đột thương mại, gia tăng nọ và tác động tiềm ẩn từ việc Fed tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong năm tới.
Người cho vay khu vực có trụ sở tại Manila, Philippines dự kiến tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ duy trì ở mức 6% năm 2018 nhưng sẽ giảm xuống còn 5,8% trong năm tới. Nền kinh tế Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay nhưng sẽ giảm chậm lại xuống còn 6,3% năm 2019.
Họ thấy những sáng kiến như "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" như một con đường dẫn đến sự thịnh vượng và ảnh hưởng toàn cầu.
Theo những thay đổi mới nhất, thuế quan đối với thiết bị điện tử và các sản phẩm công nghiệp khác sẽ cắt giảm từ 12,2% xuống 8,8%. Thuế dệt may và vật liệu xây dựng giảm từ 11,5% xuống còn 8,4%. Trong khi đó, sản phẩm từ giấy và các sản phẩm chính khác có mức cắt giảm thấp nhất từ 6,6% xuống 5,4%.
Sự cắt giảm thuế này nhằm mục đích cải thiện "nâng cấp công nghiệp" và tiêu thụ.
Trung Quốc phải đối mặt với "tình hình phức tạp trong và ngoài nước" và cần phải "duy trì sự phát triển kinh tế ổn định và lành mạnh". Để làm được điều này, Trung Quốc cần phải "mở rộng nhu cầu trong nước và không ngừng mở rộng". Và Trung Quốc hứa sẽ tạo ra một môi trường đầu tư "công bằng, thuận tiện, dự báo và hấp dẫn hơn".
Như vậy, thuế quan nhập khẩu chung của Trung Quốc cắt giảm trung bình xuống còn 7,5% năm nay từ 9,8% năm ngoái, Nội các tuyên bố.
Nguồn: Lefaso.org.vn