Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Hội nghị đối thoại giữa Sở LĐTB&XH với doanh nghiệp
  • 21/07/2017
Sáng 21/7, dưới sự chủ trì của Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTB và XH và đại diện các Vụ, Ban ngành liên quan đã nghe kiến nghị, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật lao động.

ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội phát biểu khai mạc hội nghị

Nội dung chính hội nghị bao gồm: cập nhật các chính sách về lao động mới năm 2017 và việc sửa đổi bộ Luật lao động. Hội nghị đồng thời cũng lắng nghe góp ý, chia sẻ từ phía các doanh nghiệp và người lao động về một số vấn đề liên quan tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng như chính sách về tiền lương.

ông Mai đức Thiện (Phải) Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Sau phần trình bày của ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế về các nội dung chính liên quan tới chính sách, pháp luật về lao động năm 2017 là phần trao đổi rất sôi nổi và tâm huyết của đại diện các doanh nghiệp đến từ: May 10, Công ty Hóa phẩm Dầu Khí, 1 công ty về Dệt may và đặc biệt là Công ty CP dịch vụ môi trường Từ Liêm.


Theo ông Thân Đức Việt - Phó tổng giám đốc Công ty May 10 đại diện cho nhiều doanh nghiệp đưa ra ba kiến nghị, gồm: không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018, chưa áp dụng cách tính đóng BHXH mới từ 2018 và giữ lại 90% kinh phí công đoàn để cơ sở chăm lo cho người lao động.
Ông Việt lý giải, ngành may mặc có đặc thù trả lương theo sản phẩm. Khoảng 5% lao động thường phải bù lương vì không đáp ứng được tay nghề dù đã qua đào tạo. Nếu tăng lương tối thiểu vùng hàng năm, nhiều lao động có chất lượng thấp nhưng vẫn có thu nhập cao khiến họ có tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tăng năng suất lao động.

đại diện Công ty CP dịch vụ môi trường Từ Liêm góp ý tại hội nghị


ông Doãn Mậu Diệp giải đáp các vướng mắc từ phía doanh nghiệp

Tương tự, mức đóng BHXH dựa trên lương cộng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động hiện nay khiến chi phí của doanh nghiệp bị đội lên rất cao. Năm 2017, tiền đóng BHXH của công ty này tăng thêm 22 tỷ đồng so với năm ngoái.
Trong khi đó, đại diện của Công ty CP dịch vụ môi trường Từ Liêm lại rất quan tâm tới việc xử lý chế độ cho cán bộ nhân viên sau khi doanh nghiệp nhà nước giải thể và chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần.
Còn lại đa phần các ý kiến đều xoay quanh vấn đề chi trả bảo hiểm xã hội, làm thêm giờ, xử lý các vấn đề liên quan tới lao động mất việc.
Trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Lê Văn Thành - Cục phó Cục quan hệ lao động và tiền lương cho biết, tiền lương và phụ cấp đóng BHXH đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 kèm thông tư hướng dẫn. Kiến nghị trên được ghi nhận song vẫn phải thực hiện theo luật. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, phải sửa đổi, bổ sung thì sau này sẽ tính tiếp.

Tin tức liên quan