Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Xuất khẩu giày dép sang các thị trường năm 2016
  • 09/03/2017
 Dự báo năm 2017 sản xuất và xuất khẩu sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2016, với chỉ số sản xuất của ngành dự kiến đạt 5%, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 18 tỷ USD, tăng trên 10%.

Việt Nam nằm trong Top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil), nhưng là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về trị giá (sau Trung Quốc và Italia).

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước; tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ hai sau Trung Quốc. Giày dép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2016 chiếm tới 34,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, với 4,5 tỷ USD, tăng 10% với năm 2015.

Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là một số thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 500 triệu USD như: Trung Quốc (904,9 triệu USD, tăng 29%); Bỉ (825,4 triệu USD, tăng 14%); Đức (764,7 triệu USD, tăng 8,4%); Nhật Bản (674,8 triệu USD, tăng 12,9%); Anh (618,4 triệu USD, giảm 11%); Hà Lan (595,1 triệu USD, tăng 11,5%).

Nhìn chung, xuất khẩu giày dép năm 2016 sang đa số các thị trường đều tăng kim ngạch so với năm 2015; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Achentina (+56,6%); Ucraina (+37,3%); Thái Lan (+40%), Ấn Độ (+36,4%).

Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), khối doanh nghiệp FDI đóng góp tới 80,8% trong tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, chủ yếu là các tập đoàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, như: Tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay…với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD. Mức đóng góp của khối doanh nghiệp FDI tăng nhanh theo từng năm. Nếu như năm 2013, khối doanh nghiệp này chiếm 75% tỷ trọng, năm 2015 tăng lên 78% và năm 2016 chiếm 80,8%. xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI liên tục tăng cao là do các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do.

Trái ngược với sức tăng trưởng từ khối doanh nghiệp FDI, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm 25% tỷ trọng, năm 2015 giảm còn 21,4%, năm 2016 còn 19,2%. Nguyên do, khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường khiến doanh nghiệp trong nước chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, yếu sức cạnh tranh.

Năm 2016, ngành da giày chỉ đạt mức tăng trưởng 8,2% thay vì 10% như mục tiêu là do: những bất ổn về chính trị, cụ thể là sự kiện Anh rời châu Âu (Brexit), khiến sức tiêu dùng tại thị trường EU, nhất là thị trường Anh chững lại. Các nhà nhập khẩu theo đó đặt hàng cầm chừng với số lượng ít đã khiến đơn hàng về Việt Nam giảm mạnh. Một số đơn hàng lớn, gia công đơn giản bị dịch chuyển sang Myanmar, Bangladesh càng khiến tình trạng đơn hàng giảm đi.

Các chuyên gia quốc tế dự báo kinh tế thế giới năm 2017 có xu hướng khởi sắc hơn năm 2016. Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn. Vì vậy, có khả năng một số đơn hàng gia công sẽ chuyển dịch về Việt Nam. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực vào đầu năm 2018 với ưu đãi thuế quan hấp dẫn cũng sẽ là động lực thu hút các nhà đầu tư.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu giày dép năm 2016

ĐVT: USD


Thị trường

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%) Năm 2016 so với năm 2015

Tổng kim ngạch

13.000.747.829

12.010.785.968

+8,24

Hoa Kỳ

4.483.340.500

4.077.096.419

+9,96

Trung Quốc

904.927.071

754.185.864

+19,99

Bỉ

825.444.140

723.555.968

+14,08

Đức

764.676.582

705.549.900

+8,38

Nhật Bản

674.814.835

597.579.005

+12,92

Anh

618.375.518

693.587.418

-10,84

Hà Lan

595.148.795

533.738.850

+11,51

Pháp

449.917.281

417.586.889

+7,74

Hàn Quốc

345.017.686

302.277.684

+14,14

Italia

335.730.457

346.757.869

-3,18

Tây Ban Nha

266.767.753

282.673.239

-5,63

Mexico

256.907.621

229.609.576

+11,89

Canada

252.903.388

216.900.661

+16,60

Australia

209.428.308

176.967.869

+18,34

Hồng Kông

166.878.246

165.056.959

+1,10

Braxin

158.373.110

208.657.036

-24,10

Đài Loan

127.375.163

117.152.842

+8,73

Chi Lê

125.468.345

108.094.352

+16,07

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

124.676.726

117.529.313

+6,08

Nam Phi

117.446.828

109.424.652

+7,33

Panama

111.388.121

127.744.561

-12,80

Nga

103.546.798

77.238.940

+34,06

Slovakia

88.622.178

88.992.570

-0,42

Achentina

64.478.460

41.176.543

+56,59

Malaysia

51.980.178

50.028.257

+3,90

Singapore

47.952.641

45.962.174

+4,33

Đan Mạch

46.570.288

53.913.909

-13,62

Philippines

46.473.601

43.169.854

+7,65

Ấn Độ

46.038.262

33.751.056

+36,41

Séc

45.261.870

53.743.883

-15,78

Thụy Điển

43.321.624

45.233.480

-4,23

Thổ Nhĩ Kỳ

41.437.623

44.653.533

-7,20

Thái Lan

40.893.295

29.203.290

+40,03

Israel

36.870.543

37.323.229

-1,21

Áo

34.237.659

32.557.102

+5,16

Hy Lạp

31.931.831

27.562.254

+15,85

Indonesia

30.009.081

23.783.787

+26,17

NewZealand

27.971.595

26.383.388

+6,02

Ba Lan

22.864.106

23.834.741

-4,07

Thụy Sĩ

18.433.382

18.451.993

-0,10

Phần Lan

16.522.315

14.396.052

+14,77

NaUy

15.844.834

12.959.480

+22,26

Ucraina

7.131.298

5.193.971

+37,30

Hungari

1.849.923

1.952.900

-5,27

Bồ Đào Nha

1.848.646

2.578.499

-28,31

theo solieuhaiquan

Tin tức liên quan