Tờ Thời báo kinh doanh trích đánh giá của Bộ Công Thương: "Các doanh nghiệp FDI mới đang là trụ cột về xuất khẩu và làm gia tăng nhanh quy mô sản xuất chứ không phải doanh nghiệp nội".
Trong khi đó, theo một số tờ báo, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp da giày nội cũng đầu tư vào trang thiết bị, dây chuyền máy móc.
Tuy nhiên, từ khi Hiệp định thương mại tự do (TPP) chính thức có hiệu lực, vị trí trụ cột của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng được củng cố, rất nhiều doanh nghiệp ngoại đã đổ bộ vào Việt Nam, như: Pouchen, Fengtay... Một loạt những tên tuổi các tập đoàn da giày của Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản đang có kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam.
Không chỉ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mà còn mở một loạt các công ty con, mỗi công ty lại sản xuất một khâu đầu vào của sản phẩm. Điều này đảm bảo mọi nguyên vật liệu, quy trình đều sản xuất khép kín ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, việc các doanh nghiệp nước ngoài tích cực chuyển nhà máy sang Việt Nam để đón đầu các cơ hội miễn giảm thuế từ TPP và FTA.
Có thể thấy, các doanh nghiệp ngoại được hưởng những lợi lớn từ TPP. Trong khi đó, tham gia TPP, thị trường xuất nhập khẩu da giày Việt sẽ được mở rộng, người Việt cũng sẽ được hưởng lợi. Nhưng với việc phát triển nhỏ lẻ và chưa chủ động được nguyên vật liệu, doanh nghiệp Việt sẽ chỉ được hưởng lợi từ việc gia công, làm thuê trên chính sân nhà của mình.