Tại thị trường Nhật bản, hàng da giầy phải tuân thủ với các luật sau:
1. Luật ghi nhãn chất lượng hàng hoá gia dụng:
Mục tiêu của luật này là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thích hợp với chất lượng của hàng hoá gia dụng. Việc bán sản phẩm quần áo tuân theo các yêu cầu ghi nhãn được quy định trong luật ghi nhãn chất lượng hàng hoá gia dụng
2. Luật chống lại các hình thức thưởng không minh bạch và có dấu hiệu lừa dối:
Mục tiêu của luật này là ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hoá hoặc dịch vụ bằng cách thiết lập các điều khoản đặc biệt trong đạo luật liên quan đến việc cấm đặc quyền cá nhân và duy trì mậu dịch công bằng, đảm bảo cạnh tranh và do vậy nói chung đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có tồn dư chất nguy hại:
Mục tiêu của luật này là để thực hiện các hạn chế cần thiết các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và vệ sinh môi trường.
Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng tuân thủ với tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da.
Luật chỉ ra 20 chất nguy hiểm (đến 9/2007):
- Hydro Clorua
- Vinyl clorua
- 4.6–Diclo-7 (2.4.5-triclo phenoxy), (2-Triflo methylic benzen imidazol)
- Kali hydroxit
- Natri hydroxit
- Tetra clo etylen
- Triclo etylen
- Tris (1-aziridinyl) phosphin oxit
- Hợp chất Tris (2.3-dibrom propyl) phosphat
- Hợp chất tributyl thiếc
- Hợp chất Triphenyl thiếc
- Hợp chất Bis (2.3-dibrom propyl) phosphat
- Dieldrin
- Benzo (a) anthracen
- Benzo (a) pyren
- Formaldehyde
- Metanol
- Hợp chất thuỷ ngân hữu cơ
- Axit sunphuric
4. Luật hải quan:
Điều 71 của luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hoá có nhãn ghi nước xuất xứ giả hoặc bằng chứng của sự lừa dối. Điều 69-11 của luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (hàng giả nhãn hiệu)