Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • hội thảo khoa học công nghệ trong đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • 22/06/2016
 Vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia đã đánh giá nghiệm thu kết quả Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”, mã số KX.06.12/11-15 thuộc Chương trình KX.06/11-15 do PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh làm Chủ nhiệm và Học viện Hành chính Quốc gia là Cơ quan chủ trì. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh cho biết, hội nhập quốc tế về KH&CN có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - hội của đất nước. Với việc đẩy mạnh các chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở trình độ quốc tế, tăng cường nguồn lực thông tin cho các nhà khoa học Việt Nam, tìm kiếm bí quyết, giải mã và làm chủ công nghệ của nước ngoài Hiện Việt Nam đã có những bước đi nhằm tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên thực tế các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trên phạm vi toàn quốc về KH&CN còn gặp phải không ít vấn đề. Sức ép của hội nhập mạnh mẽ hơn trong thời gian tới càng đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Vì vậy, “giải bài toán” nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trên phạm vi toàn quốc trở nên cần thiết và thiết thực trong công tác quản lý. Theo PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh, một số thách thức đối với quản lý nhà nước về KH&CN trong hội nhập quốc tế gồm: nguồn nhân lực trong hoạt động KH&CN và quản lý nhà nước về KH&CN; nguồn tài chính, tổ chức quản lý; cơ chế, chính sách; trình độ, năng lực quản lý; nhận thức của các cấp chính quyền; sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đồng thời, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho KH&CN phát triển, hội nhập và thiết lập cơ chế cần thiết để KH&CN hội nhập hiệu quả… Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, hiệu quả quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN và kinh nghiệm quản lý thành công hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của một số nước trên thế giới. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nươc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Ví dụ như, cần đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước đối với hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN…. “Nhà nước cần tác động đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN mang tính “bà đỡ”- định hướng, trợ giúp, có thể làm thay đổi được khá nhiều vấn đề mang tính thách thức của vận dụng KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống có thể tạo ra một bước đột phá”, PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh cho hay. Những giải pháp nhóm nghiên cứu đưa ra không chỉ là để quản lý hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN theo hướng tối ưu nguồn lực mà quan trọng là phải tạo ra đượ những động lực mới khuyến khích những hành động nhanh hơn, chủ động hơn. Thông qua đó, Việt Nam có thể tranh thủ tối đa sự hợp tác với nước ngoài về tri thức, công nghệ, nhân lực và cả nguồn tài chính để giúp trong nước kịp thời tìm kiếm – giải mã – đi đến làm chủ được các bí quyết công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực KH&CN theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết nguồn lực KH&CN đất nước với thế giới. Với những kết quả đạt được, Đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao, nghiệm thu đạt loại Xuất sắc.

Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Tin tức liên quan