Trong quí đầu tiên của năm 2016, Tây Ban Nha xuất khẩu 46,3 triệu đôi giày với tổng giá trị 843 triệu Euro. Những con số này đại diện cho sự sụt giảm 0,5% về lượng và 3% về giá trị so với thời gian tương tự năm 2015.
EU chiếm 79% tổng xuất khẩu về khối lượng và 77% về giá trị, tiếp tục trở thành khu vực thu mua chính của giày dép Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức, Anh và Bồ Đào Nha ở đầu danh sách các thị trường xuất khẩu chính.
Theo FICE, nếu trong năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu đến Liên Minh Châu Âu (EU) là thị trường chính, dữ liệu từ quý đầu tiên năm 2016 cho thấy sự chênh lệch rõ ràng, khu vực EU dẫn đầu xu hướng giảm, giảm đến 1,4% khối lượng và 5% về giá trị.
Pháp với 21,4% thị phần trong tổng kim ngach xuất khẩu, dẫn đầu bảng xếp hạng các khu vực xuất khẩu của ngành công nghiệp giày dép Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã xuất khẩu sang Pháp 10,8 triệu đôi tương đương 180.500.000 Euro. Con số này phản ánh sự sụt giảm 9,5% về giá trị và 1,6% về số lượng. FICE nêu bật cơ sở so sánh mạnh mẽ tình hình xuất khẩu hiện tại với tình hình xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2015.
Từ danh sách những khách hàng chính của giày dép Tây Ban Nha, Italia là thị trường duy nhất cho thấy sự phát triển đáng kể, từ 9,8% về giá trị và 10,3% về khối lượng ( 103.800.000 Euro và 5,7 triệu đôi trong quý đầu tiên)
Đức – nước thứ 3 trong danh sách các nước có thị phần xuất khẩu lớn từ Tây Ban Nha, với 80.200.000 Euro và 3,7 triệu đôi giày, thấy kim ngạch xuất khẩu giảm 3,5% về giá trị và 4% về lượng. Điều quan trọng hãy nhớ rằng, lượng xuất khẩu vào thị trường Đức năm 2015 rất phát triển kể về giá trị (18,3%) lẫn chất lượng (19,6%)
Xuất khẩu sang Vương Quố Anh (Anh) đã đạt 58.000.000 Euro và 2,7 triệu đôi giày, phản ánh sự suy giảm mạnh mẽ trong năm 2015 (16,5% về khối lượng và 19,5% về giá trị). Trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Anh tăng 5,7% về số lượng và 0,7% về giá trị.
Xuất khẩu sang Bồ Đào Nha giảm 10% cả về giá trị và khối lượng.
Ngược lại, xuất khẩu sang các nước ngoài EU (đại diện 23% thị phần), tăng 3% về khối lượng và 4% về giá trị.
Về phía nhập khẩu, khối lượng mua ở nước ngoài giảm 3,6%. Tăng 4,6% về giá trị đã đẫn dến các sản phẩm giá thành cao được nhập khẩu bởi các công ty Tây Ban Nha.
Theo Liên đoàn công nghiệp giày Tây Ban Nha, sản xuất trong nước đã xa mức năm khung hoảng 2007. Thách thức chính đối với ngành này là tiếp tục phát triển, phục hồi khả năng sinh lời và mất nhiều thời gian để tiếp tục đầu tư vào thương hiệu, phân phối và công nghệ để tạp ra công ăn việc làm có trình độ.
Theo worldfootwear.com