- Thách thức của ngành công nghiệp giày dép Mỹ
-
07/07/2015
Mậu dịch quốc tế
Trong năm 2014 - Mỹ - nhà nhập khẩu giày dép lớn nhất (chiếm 20,6% trong tổng thị phần thế giới theo Niên giám World Footwear), đã mua giày dép từ các nước khác với trị giá 26,6 triệu USD, các nhà cung cấp chính là Trung Quốc (66%), Việt Nam (14%), Italia (5%) và Indonesia (5%).
Ba quốc gia châu Á (Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia) cung cấp 94,3% trong tổng số 2,35 tỉ đôi giày được nhập khẩu vào Mỹ. Theo Matt Priest, những con số này cho thấy một "sự phụ thuộc không thể bác bỏ" trên thị trường thế giới.
Mỹ đã và đang cố gắng đa dạng hóa các nhà cung cấp giày dép truyền thống trong 6 hoặc 7 năm qua. Sự thiếu hụt lao động và chi phí tại Trung Quốc gia tăng, và các cơ hội mới ở các nước khác, đã góp phần vào sự thay đổi này. "Chúng tôi đã nhìn thấy một sự tăng trưởng nhập khẩu lớn từ Việt Nam, nhà cung cấp lớn thứ hai, tuy nhiên Trung Quốc vẫn đứng đầu không thể tranh cãi", ông Priest nói với chúng tôi và nói thêm: "Ngành công nghiệp của chúng tôi đang tìm kiếm những nguồn cung cấp mới nhưng chúng tôi không mong đợi những thay đổi đáng kể trong ngắn hạn. Chúng tôi không hy vọng một sự thay đổi đáng kể như thấy một Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Để bắt đầu, không có nước nào, với khả năng của Trung Quốc có thể nổi lên và trở thành nước có ảnh hưởng như Trung Quốc đã đạt được".
Thuế nhập khẩu
Liên quan đến nhập khẩu là vấn đề áp dụng thuế. Theo số liệu được đưa ra bởi FDRA, thuế quan đối với giày dép đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2014, với gần 2,7 tỉ USD được thanh toán. "Thuế cắt cổ" đã được áp đặt đối với nhập khẩu giày dép, ông Priest cho biết, "đặc biệt, nếu chúng ta nhớ rằng, tại Mỹ không có bất kỳ nhà sản xuất giày dép nội địa". Bởi vậy, tại một quốc gia với "320 triệu người tiêu dùng, mua trung bình 7,3 đôi giày mỗi năm" áp đặt thuế nhập khẩu giày dép với chi phí hàng tỉ cho tất cả mọi người, không chỉ các nhà nhập khẩu mà còn với mỗi người tiêu dùng Mỹ". FDRA nhằm mục đích loại bỏ những loại thuế này, hoặc ít nhất giảm đáng kể gánh nặng áp đặt bởi mức thuế quan cao. Quan trọng là những nỗ lực đàm phán của hai trong số hiệp định thương mại quan trọng nhất sắp tới, Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TTIP), ông Priest cho biết. "Chính phủ chúng tôi hy vọng rất nhiều vào hai đàm phán hiệp định thương mại tự do mạnh mẽ, TPP và TTIP. TPP là một cơ hội tuyệt với để cắt giảm chi phí nặng nề được áp đặt đối với ngành công nghiệp và sẽ là những thay đổi quan trọng, như làm giảm bớt gánh nặng đối với những người tiêu dùng (những người sẽ cảm nhận trực tiếp được lợi ích) và còn có các công ty, cũng sẽ có cơ hội để thuê thêm người. Đối với TTIP, mặc dù nhiều sản phẩm đến từ châu Âu ít bị ảnh hưởng bởi thuế, tuy nhiên vẫn có cơ hội để cắt giảm chi phí, với hiệp định này và thúc đẩy thương mại. Hội nghị của chúng tôi đã được tập trung rất nhiều vào thương mại, và chúng tôi hy vọng rằng, điều này sẽ sớm được đệ trình lên Tổng thống Obama thông qua Cơ quan xúc tiến thương mại (TPA). Nếu không có cơ quan này, điều này sẽ rất khó khăn để nhóm của Tổng thống hoàn tất các cuộc đàm phán cho hai thỏa thuận này".
Căng thẳng tại các cảng Bờ Tây
Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 được đánh dấu bởi các căng thẳng tại các cảng Bờ Tây, do những bất đồng giữa đại diện những người lao động và quản lý cảng, ảnh hưởng, chẳng hạn, nhập khẩu giày dép, quần áo và thiết bị điện tử và xuất khẩu nông sản. 67% trong tổng nhập khẩu giày dép vào nước này thông qua các cảng Long Beach và Los Angeles. Mặc dù căng thẳng đã được giải quyết với thỏa thuận đạt được vào tháng 3, ông Priest tin rằng "cơ sở hạ tầng cảng vẫn chịu áp lực nặng nề, do số lượng lớn hàng hóa thông qua mỗi ngày, bởi vậy đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ rất cần thiết để cải thiện năng suất và hiệu quả".
Những thách thức trong tương lai
Đối với những thách thức chủ yếu trong tương lai, Matt không ngần ngại nhấn mạnh sự cần thiết với "các nhà bán lẻ đáp ứng mong đợi của khách hàng. Chẳng hạn, các cửa hàng gạch và vữa truyền thống sẽ tìm cách để kết hợp chiến lược trực tuyến vào kinh doanh của họ. Các công ty sẽ phải tập trung để đạt được tỉ lệ mua vào cao hơn và thu hút khách hàng bằng nhiều cách".
Những thách thức khác nằm trong sự thay đổi liên tục trong nguồn cung ứng toàn cầu. "Khám phá những địa điểm mới và thiết lập sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới như Campuchia, châu Phi và Bangladesh cũng sẽ là rất quan trọng", ông Priest cho biết. "Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và các doanh nghiệp cần có những chiến lược hàng đầu trong tất cả những thay đổi này, để đáp ứng một cách hiệu quả và sáng tạo nhất".
Lefaso.org.vn