Mặc dù xuất khẩu đồ da chậm lại, tuy nhiên các nhà sản xuất da Thái Lan đã từ chối chuyển sản xuất của họ ra nước ngoài, vì hầu hết trong số họ đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, và Thái Lan có công nghệ và lợi thế cao.
Veera Lertruangpunyavut, phó chủ tịch Hiệp hội đồ da Thái Lan cho biết, các nhà sản xuất tại đây đã cố gắng đổi mới công nghệ cho các hệ thống sản xuất của họ, không chỉ vực dậy ngành công nghiệp mà còn đảm bảo tăng trưởng kinh doanh.
Ông cho biết, Thái Lan là nhà cung cấp da chủ yếu cho nhiều nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, với chi phí lao động và chi phí sản xuất tăng cao, các nhà sản xuất Thái Lan sẽ tập trung nhiều hơn đối với sản xuất thương hiệu của họ, để làm gia tăng giá trị xuất khẩu.
Suriya Prateepmanowong, chủ tịch của hiệp hội cho biết, xuất khẩu đồ da dự kiến sẽ tăng 4% trong năm nay, lên 1,9 tỉ USD (tương đương 64 tỉ baht) so với 1,86 tỉ USD năm ngoái.
Xuất khẩu sẽ không tăng trưởng đáng kể như năm qua, khi tăng trưởng hàng năm trung bình hơn 8%, do nền kinh tế toàn cầu chậm chạp. Tuy nhiên, hiệp hội dự kiến xuất khẩu sẽ phát triển ở một số thị trường phục hồi, chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, châu Á và Nhật Bản.
Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ da là tỉ giá hối đoái, tiền lương, tăng trưởng du lịch, và tăng trưởng kinh tế ở nhiều thị trường.
Các sản phẩm dự kiến doanh số tăng trưởng chủ yếu là các phụ kiện như IT và túi điện thoại di động.
Để thúc đẩy doanh số bán hàng và thừa nhận da Thái Lan, hiệp hội sẽ tham gia với Cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức "Thai Leather Week 2015" vào giữa năm từ 19-28/6 tại các văn phòng của cơ quan trên đường Ratchadaphisek, Bangkok.
Lefaso.org.vn