Các nhà nhập khẩu giày dép đang chú trọng tới hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á hơn bao giờ hết. Nhập khẩu từ khu vực này sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu Mỹ phê chuẩn Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Thị phần của các nước Đông Nam Á tăng lên nhờ có Trung Quốc và Hồng Kông, mặc dù Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường Mỹ - khoảng 80% và sẽ tiếp tục thống trị thị trường này trong nhiều năm tới.
Nhập khẩu giày dép từ Việt Nam, Indonesia và Campuchia đã tăng mạnh trong bốn năm qua, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm. Nhập khẩu giày dép Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 3% trong năm 2014 so với năm 2010. Nhập khẩu từ Hồng Kông giảm 36% trong bốn năm qua.
Việt Nam đã vượt qua Hong Kong năm ngoái để trở thành nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai của Mỹ. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 85% trong thời gian từ 2010-2014.
Indonesia, là nhà cung cấp giày dép lớn thứ tư sang Mỹ, tăng 82% so với năm 2010. Campuchia là nước sản xuất giày dép phát triển mạnh nhất trên thị trường Mỹ và đứng thứ sáu trong năm ngoái. Xuất khẩu của Campuchia đã tăng gấp ba kể từ năm 2010.
Matt Priest, chủ tịch của Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép của Mỹ, lưu ý rằng trong khi nguồn cung từ Việt Nam, Indonesia và Campuchia dự kiến sẽ tiếp tục tăng thì các nước này sẽ phải mất nhiều năm để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ sự bùng nổ ngành công nghiệp giày dép. Không chỉ xây dựng các cảng và đường cần thiết cho vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, mà cũng phải cần nhiều nhà cung cấp phụ kiện và đầu vào sử dụng trong sản xuất giày dép.
Việt Nam đã và đang phát triển các cơ sở hạ tầng và mạng lưới các nhà cung cấp trong thập kỷ qua, và xuất khẩu giày dép sang Mỹ thực sự bắt đầu cất cánh cách đây vài năm, tăng từ 41.894 côngteno trong năm 2012, lên 55.715 côngtennơ trong năm 2013 và 63.799 côngtennơ trong năm 2014, theo Piers. Xuất khẩu của Việt Nam năm nay đang tăng nhanh hơn, tổng cộng 17.312 côngtennơ trong quý đầu tiên.
Tăng trưởng của Campuchia đã được đặc biệt mạnh mẽ, mặc dù đất nước bắt đầu từ một con số khiêm tốn 784 côngtennơ trong năm 2010. Trung Quốc đã xuất khẩu 415.358 côngtennơ giày dép sang Mỹ trong năm ngoái. Xuất khẩu của Campuchia sang Mỹ năm qua đạt tổng cộng 3.354 côngtennơ.
Xuất khẩu giày tăng chủ yếu nhờ vào chi phí lao động thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi giá giày tăng, sức mua của Mỹ giảm. Vì chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, nên nguồn cung đổ dồn vào các nước chi phí thấp hơn như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, phải mất nhiều năm thì các quốc gia đang phát triển mới có thể phát triển được cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần thiết để phát triển ngành sản xuất giày dép mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc hiện không có đối thủ trên thị trên thị trường thế giới.
Một đóng góp quan trọng khác góp phần làm giảm chi phí nhập khẩu giày dép là mức thuế suất. Trong một bài thuyết trình cuối tháng mười hội nghị FDRA hàng năm tại Long Beach, Priest cho biết các nhà nhập khẩu giày dép trả 2,5 tỉ USD mỗi năm cho thuế để nhập khẩu hơn 2 tỷ đôi giày. Mức thuế suất khác nhau tùy thuộc vào từng loại giày, nhưng ở mức trung bình 10,1%, thuế phải trả cho một đôi giày dép cao hơn nhiều so với nhiều sản phẩm khác. Không có thuế đánh vào điện thoại di động. Thuế nhập khẩu đối với thuốc lá là 2,4% và phụ tùng ô tô là 2,5%.
Đó là lý do tại sao các nhà nhập khẩu giày dép ủng hộ mạnh mẽ các thỏa thuận thương mại TPP. Việt Nam là nhà sản xuất duy nhất trong 12 nước thành viên và việc giảm mạnh thuế dự kiến sẽ làm nhập khẩu tăng nhanh chóng từ Việt Nam.
Lefaso.org.vn