Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ngành công nghiệp da Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển ổn định trong năm 2014
  • 25/04/2015

 

 Chỉ số hiệu quả của ngành công nghiệp da năm 2014 mở đầu ở mức thấp và giảm dần xuống mức giới hạn thấp hơn trong vùng ổn định, dẫn đến một tương lai không có triển vọng đối với ngành công nghiệp. Tệ hơn nữa, chỉ số lợi nhuận giảm đáng kể xuống mức không đạt yêu cầu, kêu gọi ngành công nghiệp da nâng cao chất lượng theo xu hướng kinh tế.

 

Trong năm 2014, doanh thu bán da, lông thú, sản phẩm lông thú của Trung Quốc và các nhà sản xuất giày dép với mức thu nhập hàng năm vượt 20 triệu NDT (sau đây được gọi là "ngành công nghiệp da") đạt 1,3 nghìn tỉ NDT, giảm 1,5% về tỉ lệ tăng trưởng. Tất cả các ngành công nghiệp phụ trợ đã chứng kiến một sự suy giảm tăng trưởng, ngoại trừ ngành công nghiệp may mặc da. Do chiến lược chuyển đổi công nghiệp thành công, khu vực trung tâm tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở các khu vực phía đông và phía tây, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Đáng chú ý là, tổng lợi nhuận giảm xuống còn 83,1 tỉ NDT, với tỉ lệ tăng trưởng giảm 4,9%, tỉ suất lợi nhuận bán hàng đạt 6,5%, giảm 0,04% so với cùng kỳ năm trước đó. Các tỉnh ven biển nói riêng, trải qua chuyển đổi công nghiệp và nâng cấp, cho thấy một tỉ lệ tương đối tháp so với lãi ròng trung bình của ngành công nghiệp, với các tỉnh ngành công nghiệp da lớn như Quảng Đông 3,6% và Chiết Giang 4,6%.

 

Tăng trưởng xuất khẩu ngành công nghiệp da giảm 3 năm liên tiếp. Xuất khẩu của ngành công nghiệp trong năm 2014 đạt 88,9 tỉ USD, giảm 1,8% về tốc độ tăng trưởng, khối lượng thậm chí giảm bất ngờ vào cuối năm. Xuất khẩu túi xách và hàng hóa du lịch chiếm 30,1% trong tổng xuất khẩu, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước đó, kể từ năm 2009. Điều này là do sự chuyển các đơn đặt hàng ra nước ngoài, bởi sự di dời các dây chuyền sản xuất theo yêu cầu của các thương hiệu quốc tế, đơn giá tăng cao, tăng chi phí tổng thể và các nhân tố khác. Sự tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu và Mỹ cũng suy giảm, trong khi tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi như ASEAN và các quốc gia châu Phi đạt 11,6% và 19,1% theo thứ tự lần lượt. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang 5 nước Trung Á thuộc "vành đại kinh tế con đường tơ lụa" nói riêng đã tăng 85,9%, với Kazakhstan tăng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của ngành công nghiệp da Trung Quốc. Sự phồn vinh của thương mại biên giới dẫn đến một sự tăng trưởng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh dọc vành đai kinh tế. Xuất khẩu của Tân Cương đã tăng 84,5% so với cùng kỳ năm trước đó và trở thành tỉnh xuất khẩu lớn thứ 5 tại Trung Quốc, trong khi xuất khẩu của Nội Mông Cổ và Ninh  Hạ tăng gấp đôi so với năm ngoái, tăng 135,7% và 161,6% theo thứ tự lần lượt.

 

 Nhập khẩu của ngành công nghiệp da tăng lên 9,4  tỉ USD năm 2014. Tỷ lệ tăng nhập khẩu các sản phẩm da nhiều hơn nguyên liệu thô và thành phố Thượng Hải định hướng là thành phố tiêu thụ nay chuyển sang Quảng Đông- nơi nổi tiếng về chế biến và thương mại, là tỉnh nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, điều này cho thấy cơ cấu tiêu thụ của quốc gia đã thay đổi. Mặc dù cả Quảng Đông và Thượng Hải chiếm 1/3 nhập khẩu của Trung Quốc, chủng loại hàng nhập khẩu tương đối khác nhau. Thượng Hải ưa chuộng các sản phẩm da như giày và túi xách, chiếm 87,5% trong tổng nhập khẩu của thành phố. Quảng Đông nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô như da thành phẩm, da sơ chế, và da thuộc chiếm 86% trong tổng nhập khẩu.

 

Với số liệu thống kê thu thập từ đầu năm nay, cả tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu đã tăng tốc nhưng bị chậm lại khi tính đến doanh thu bán hàng và lợi nhuận. Ngành công nghiệp da, tuy nhiên, vẫn lạc quan về sự phát triển trong tương lai mặc dù khởi đầu kém suôn sẻ. Từ tháng 1 đến tháng 2/2015, ngành công nghiệp đã sản xuất 72 triệu m2 da sáng, 11 triệu miếng vải da, 0,6 triệu miếng vải lông thú và 0,58 tỉ đôi giày dép da, tăng 5,7%; 30,6%; 84,2% và 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái theo thứ tự lần lượt, tất cả những ngành này đều giảm ngoại trừ giày dép. Trong cùng giai đoạn, doanh thu của ngành công nghiệp da đạt 175 tỉ NDT, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tỉ lệ tăng trưởng giảm 2,6%, trong khi tổng lợi nhuận tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 10,8 tỉ NDT, và tỉ lệ tăng trưởng giảm 2,5%. Ngành giày dép chiếm 1/2 ngành công nghiệp da, đã trở nên chậm chạp, với tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận là 1,2% và 1% theo thứ tự lần lượt, thấp hơn so với mức trung bình ngành công nghiệp. Hiệu suất của các tỉnh ngành công nghiệp da lớn truyền thống như Phúc Kiến, Quảng Đông và Chiết Giang cũng không đạt yêu cầu. Mặc dù, đứng đầu về doanh thu bán hàng và lợi nhuận, Phúc Kiến tăng trưởng nhẹ 1,2% và giảm 2,8% theo thứ tự lần lượt.

 

Năm ngoái, xuất khẩu của ngành công nghiệp giảm 3,1%, trong khi trong 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của ngành công nghiệp da đạt 15,6 tỉ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Một sự tăng trưởng đáng kể 97% đã được ghi nhận, đặc biệt trong tháng 2/2015, nhờ con số tương đối thấp trong năm ngoái. Thực tế, xuất khẩu trong tháng 1/2015 giảm 11,2% so với cùng tháng năm ngoái, và giảm mạnh 17,2% trong tháng 2/2015. Liên quan đến sự thay đổi lớn của các số liệu trên, sự mất giá của đồng nhân dân tệ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu. Mặt khác, sự phục hồi của thị trường châu Âu và Mỹ và nhu cầu ổn định từ các nước ASEAN cũng đã đẩy tăng lượng đơn đặt hàng xuất khẩu.  Ngược lại xuất khẩu sang Nga giảm mạnh, dự kiến vẫn chưa ổn định trong tương lai. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,35 tỉ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, với tỉ lệ tăng trưởng giảm 12,7%.

 

Nói chung, dự kiến năm 2015, ngành công nghiệp da sẽ được thừa hưởng tăng trưởng của năm ngoái. Doanh thu, lợi nhuận cũng như xuất khẩu dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng một con số ở mức cao trong năm nay.

 

 Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan