Ngành công nghiệp da Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới năm 2014, với kim ngạch đạt hơn 2,85 tỉ USD da gia súc, da lợn, và các sản phẩm da sơ chế.
Các công ty da Mỹ bao gồm, các nhà sản xuất, các nhà chế biến, các nhà môi giới và các đại lý thường xuất khẩu trên 90% trong tổng sản lượng các sản phẩm này của Mỹ và là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho ngành công nghiệp chế biến da toàn cầu. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu da gia súc muối ướt của Mỹ (da gia súc được bảo quản bằng cách sử dụng giải pháp ngâm nước muối) giảm nhẹ xuống còn 1,8 tỉ USD, giảm 1,2% so với năm 2013. Tuy nhiên, xuất khẩu da gia súc xanh ướt (da sống sơ chế đã trải qua giai đoạn đầu tiên của thuộc da), tăng 21%, lên hơn 959 triệu USD. Ngành công nghiệp Mỹ đang trải qua quá trình chuyển đổi trong nhiều năm, doanh số bán da gia súc muối ướt giảm và doanh số bán da xanh ướt tăng, phản ánh trị giá các sản phẩm này cao hơn trên thị trường.
Trung Quốc là khách mua cả hai sản phẩm này lớn nhất, với kim ngạch nhập khẩu da gia súc muối ướt đạt hơn 1,1 tỉ USD (tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2013) và 374 triệu USD sản phẩm da xanh ướt, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường lớn khác bao gồm, Hàn Quốc, Đài Loan, Mexico và Liên minh châu Âu.
Xuất khẩu da lợn của Mỹ giảm 4% về kim ngạch, xuống còn 54 triệu USD. Thị trường lớn nhất đối với da lợn Mỹ tiếp tục là Mexico, chiếm gần 1/2 trong tổng xuất khẩu của Mỹ. "Ngành công nghiệp da Mỹ tiếp tục là mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Mỹ", Stephen Sothmann, chủ tịch của Hiệp hội da Mỹ (USHSLA) cho biết. "Tuy nhiên, nếu chúng tôi muốn xây dựng trên thành công này, chúng tôi phải xem xét cơ sở hạ tầng xuất khẩu của chúng tôi, đặc biệt các hoạt động cảng của chúng tôi".
Lefaso.org.vn