Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường đồ da 200 triệu USD của Nigeria
  • 28/01/2015

 Do sở thích của tầng lớp trung lưu Nigeria đối với đồ da chất lượng ngày càng tăng, các thương hiệu nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường này, để đáp ứng nhu cầu, theo kết quả điều tra của tờ Business Day.

Trong khi đó, các nhà phân tích công nghiệp cho biết, Nigeria không được hưởng lợi từ thị trường da, có trị giá hơn 200 triệu  USD, do tình trạng thiếu nhân lực có tay nghề cao để sản xuất đồ da chất lượng.

Xuất khẩu da Nigeria tăng đáng kể trong năm 2010, lên hơn 3 tỉ USD, từ mức 680 triệu USD năm 2008. Các nhà phân tích cho rằng, do có sự gia tăng đầu tư từ các nhà máy thuộc da lớn vào các sản phẩm có giá trị cao hơn.

Ước tính, Nigeria nhập khẩu khoảng 300-500 triệu USD sản phẩm da không chính thức hàng năm, do nhập khẩu da chính thức bị cấm. Ước tính, trị giá thị trường nội địa và khu vực đạt 200 triệu USD.

Tuy nhiên, Olusegun Aganga, Bộ trưởng thương mại và đầu tư cho biết, kế hoạch đang được đặt ra đối với nước này, tăng gấp đôi thu nhập ngành công nghiệp da, lên 680 triệu USD, và cho biết thêm rằng, không có gì ngăn cản Nigeria tăng thu nhập hàng năm lên 20 tỉ N ( tiền Nigeria), nếu chính sách đúng đắn được đưa ra.

Mới đây, thương hiệu sang trọng Italia, Ermenegildo Zegna, đã mở cửa hàng đầu tiên Lagos trên đảo Victoria, Lagos.

Đây là lần đầu tiên, thương hiệu sang trọng mở cửa hàng tại nước này. Với hơn 100 năm sản xuất đồ da sang trọng, Ermenegildo có 557 cửa hàng Zegna ở hơn 100 nước trên thế giới, với tổng doanh thu đạt 1,127 tỉ euro trong năm 2011.

Do đó, các nhà phân tích cho rằng, cách duy nhất để đảo ngược xu hướng này nâng cao kiến thức trong xưởng da hiện đại và nguồn ngân sách để thu hút nhân lực có tay nghề cao.

Theo Funmi Onajide, người sáng lập, Regal, một thương hiệu sang trọng địa phương, các thương hiệu nước ngoài như Ermenegildo Zegna  ngày càng chiếm ưu thế và chiếm thị phần lớn tại Nigeria, do những nghệ nhân địa phương không được sản xuất sản phẩm chất lượng, mà sẽ cạnh tranh với những sản phẩm sản xuất tại Italia.

Onajide cho biết thêm, những thương hiệu nước ngoài như Gucci, Chanel, Calvin Klein, Dunhill là một trong số thương hiệu lớn được nhập khẩu vào nước này, người tiêu dùng Nigeria thường có sở thích các mặt hàng xa xỉ ở châu Âu và Mỹ. "Những người tiêu dùng địa phương ít khi đưa ra một ý nghĩ đồ da sản xuất trong nước", bà cho biết.

"Da thuộc Nigeria không được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi có một túi đàn ông ở Buffalo. Chúng được bảo hành trọn đời. Chúng tôi có những túi phụ nữ tại Nile. Chúng là một sự đánh đổi không giống Louis Vuitton. Bạn sẽ không nhìn thấy người khác sử dụng nó. Túi của chúng tôi đến với nhiều loại da khác nhau.

"Chẳng hạn, Buffalo là một loại da kỳ lạ. Tất cả mọi thứ tôi nhập khẩu đã được chứng nhận. Điều đó có nghĩa là, chúng được làm bằng da đã được cho phép. Đây cũng là phần của Aviva, gương. Đây là Buyu từ Kenya, phần này là cây của Baobab, một sự kết hợp của cây sự sống và da thuộc".

Bà cho biết rằng, mức độ cao của nghệ thuật trong những miếng da hiếm hoi của châu Phi là lý do châu Phi tiêu thụ sản phẩm da sản xuất trong nước, mặc dù Nigeria chưa đạt đến mức độ đó.

"Chúng tôi thường đánh đồng việc bán ở châu Phi đối với những thứ chúng tôi mua ở những nơi du lịch bình thường mà tốt. Nhưng du lịch của tôi ở khắp châu Phi đối với hàng hóa xa xỉ, tại trung tâm cao cấp, cụ thể tại Nam Phi, Bắc Phi. Tôi thấy có một trình độ rất cao của nghệ thuật đang diễn ra, mà hầu như không biết chúng tôi ở Tây Phi.

"Chúng tôi đã quen với việc mua các sản phẩm  được thiết kế. Nhưng có chất lượng tương tự có sẵn trong một thị trường rất nhỏ ở châu Phi, ở đó có hơn 90% cái mà họ sản xuất được xuất khẩu. Đối với rất nhiều miếng chúng tôi dự trữ, họ không biết ở Tây Phi", bà cho biết.

ComTrade, cơ sở dữ liệu thống kê thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, tương đương thị trường toàn cầu đối với đồ da thành phẩm ở mức 1 nghìn tỉ USD, trong k hi nhu cầu da thuộc trên thế giới tăng 3-4% hàng năm, từ năm 2005 đến 2008.

Tuy nhiên, con số này giảm trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Ngoài ra, số liệu TradeMap cho biết, Trung Quốc đang thống trị thị trường xuất khẩu, với 1/3 thị phần thị trường da toàn cầu, đứng trước các nhà sản xuất hàng đầu khác như Italia, Brazil, Ấn Độ, Pakistan, Pháp và Hồng Kông.

Giày dép là một động lực tăng trưởng chính đối với cả thị trường Trung Quốc và Italia. Các nhà phân tích ước tính, thị trường toàn cầu đối với da đạt khoảng 29 tỉ USD. Nigeria có một ngành chăn nuôi lớn nhất châu Phi và da là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau dầu thô.

Các yếu tố chính của sự thay đổi gần đây và tăng trưởng trong ngành da Nigeria đã có sự can thiệp của chính phủ: gần đây nhất là việc cấm xuất khẩu da xanh ướt và yêu cầu xuất khẩu vỏ da ở mức tối thiểu năm 1999. Trong cả hai trường hợp, nhiều nhà máy thuộc da đã đóng cửa và chỉ các nhà máy thuộc da thuộc sở hữu nước ngoài có nguồn lực tài chính và bí quyết công nghệ để đầu tư thiết bị, máy móc và công nghệ mới. 

Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan