Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ngành da giày, dệt may Nam Phi tăng cường phát triển
  • 24/12/2014

Cục thương mại và công nghiệp (dti) đã tạo điều kiện cho sự phát triển lĩnh vực da và da giày để cải thiện thị phần thị trường nội địa, xuất khẩu, lợi ích nguồn da thô, ứng dụng công nghệ mới, vốn cố định và suy giảm thâm hụt thương mại thông qua chương trình tiếp cận.

Trong năm 2013, ngành da giày Nam Phi làm suy giảm thâm hụt thương mại thêm 1,4 tỉ Rand (giảm 12,73%), thông qua sản xuất tăng trưởng da giày hàng năm 16,2%, xuất khẩu da giày tăng 18,3% về lượng (25% về trị giá) và tăng trưởng nhập khẩu da giày tăng 0,1% bằng cách thay thế tiêu thụ nội địa và tiêu thụ công cộng.

Lĩnh vực này đã được đưa ra cho chương trình mua sắm nội địa theo khung chính sách ưu đãi mua sắm công Act (PPPFA). Xuất khẩu da cá sấu thành phẩm và bán thành phẩm và da exotic và hàng hóa cao cấp tăng trưởng.

Hai công ty sản xuất da giày và đồ da exotic vừa mới nhận được chứng nhận cấp tỉnh tại KwaZulu-Natal (KZN) và Western Cape.

Chúng tôi chúc mừng da giày Futura chiến thắng “Xuất khẩu năm 2014” giải thưởng tại Medium Category (doanh thu 35 triệu R đến 100 triệu R) ngày 30/10, được tổ chức bởi Phòng thương mại Durban tại ICC. Đây là giải thưởng uy tín, trong đó tất cả các công ty xuất khẩu KZN, không kể sản phẩm, …

Chúng tôi cũng chúc mừng Cape Cobra – nhà sản xuất đồ da cao cấp exotic tại Cape Town cho chiến thắng “Top 300 Western Cap company” giải thưởng năm 2014. Giải thưởng Top 300 ghi nhận đóng góp của công ty trong lĩnh vực này cho nền kinh tế của Western Cape.

Mặc dù điều kiện khó khăn, can thiệp chính sách công nghiệp có thể và đang làm việc. Tôi chúc mừng và tuyên dương tất cả các công ty liên quan. Điều quan trọng là chúng ta tăng cường quan hệ giữa chính phủ và khu vực tư nhân để củng cố những thành tựu và tiếp tục phát triển ngành và tạo việc làm.

Việc làm trong ngành da giày cũng tăng 5% trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đã ổn định và xây dựng 11 công ty mới. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ và cho rằng ngành công nghiệp không có tương lai.

Chúng tôi đã thông qua chương trình ưu đãi được triển khai thông qua việc khuyến khích sản xuất 2,46 tỉ R và bổ sung 645 triệu R thông qua chương trình cải thiện năng lực cạnh tranh (CIP).

Chúng tôi đã và đang hỗ trợ việc thành lập cụm quốc gia để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi hỗ trợ Hội đồng thời trang quốc gia với 33 triệu R, da giày và cụm da với mức 79 triệu R và cụm bông với 120 triệu R và có một số cụm trong lĩnh vực da giày  bao gồm da exotic, sự hợp tác tìm cách liên kết với Eddels và Foschini.

Chúng tôi cũng thông qua quỹ tài trợ 200 triệu R và kế hoạch 5 năm cho việc thành lập cụm quốc gia để thúc đẩy năng lực cạnh tranh công nghiệp trong sản xuất dệt may bền vững toàn cầu.

Sự khởi đầu cụm được tài trợ thông qua CIP như là chương trình cạnh tranh quần áo và dệt may (CTCP). CTCP là chương trình của dti để ổn định việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành quần áo, dệt may, da giày, da và sản xuất đồ da.

Mục tiêu chính của cụm là xây dựng và cải thiện công suất trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp dệt may Nam Phi để cung cấp hiệu quả:

Người tiêu dùng địa phương và quốc tế với may mặc bền vững và sản phẩm dệt may gia dụng.

Chính quyền địa phương với  sản phẩm dệt may và may mặc bền vững.

Tạo điều kiện cho sự phát triển ngành/chuỗi cung ứng các cụm quốc gia.

 Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan