Bangladesh có thể thu được 5 tỉ USD từ xuất khẩu da, đồ da và da giày trong 4 năm, sau khi đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng, nhà xuất khẩu hàng đầu cho biết.
Lĩnh vực này sẽ tạo 200.000 việc làm trong giai đoạn trên, Md Saiful Islam, giám đốc quản lý của Picard Bangladesh cho biết.
“Mọi người đều nói về đa dạng hóa xuất khẩu. Ngành da sẽ giúp Bangladesh đa dạng hóa xuất khẩu”, Islam cũng là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu đồ da và da giày Bangladesh cho biết.
Ông đã phát biểu tại Hội nghị trách nhiệm xã hội toàn cầu lần thứ 3, được tổ chức bởi Cơ quan thương mại và công nghiệp German Bangladesh (BGCCI) và GIZ, cơ quan hợp tác quốc tế Đức tại khách sạn Radisson Dhaka.
Lĩnh vực này thu được 1,3 tỉ USD xuất khẩu trong năm tài chính 2013/14 và đặt mục tiêu 1,5 tỉ USD trong năm tài chính này. Xuất khẩu da chiếm 4,29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 30,17 tỉ USD năm tài chính trước.
Chi phí kinh doanh tại Trung Quốc tăng cao đã tạo cơ hội kinh doanh đối với Bangladesh, do cạnh tranh lao động, ông cho biết. “Năm ngoái, tình hình chính trị Bangladesh bất ổn, nhưng lao động không bất ổn. Đó là dấu hiệu tích cực đối với Bangladesh”.
Điều này sẽ dễ dàng hơn đối với các nhà xuất khẩu để tăng trị giá sản phẩm nội địa, do lĩnh vực này có một số lợi thế trong chuỗi giá trị, Islam cho biết thêm. “Chúng tôi đang giải quyết các vấn đề môi trường với chính phủ và tôi tin rằng sẽ được khắc phục vào giữa năm tới”. Salehuddin Ahmed, Tổng biên tập của The Daily Star cho biết.
Ngành da là ngành có triển vọng tiếp theo sau ngành may mặc, Ahmed cho biết. “Nếu chúng tôi đặt tâm trí, chúng tôi sẽ thành công trong lĩnh vực này, như tại RMG”.
Ngành da có tiềm năng tăng trưởng nhanh, do có nguồn cung da sống khổng lồ, chi phí cạnh tranh, lực lượng lao động lớn, truy cập miễn thuế, chuyển hướng kinh doanh sang Bangladesh từ Trung Quốc, và một tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, Adnan Nafis, người đứng đầu xúc tiến thương mại tại BGCCI.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm da năm 2014 đạt 12 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam thu được khoảng 7,4 tỉ USD từ xuất khẩu da giày ra nước ngoài, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái và 1,9 tỉ USD từ xuất khẩu túi xách, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. “Bởi vậy, mục tiêu của chúng tôi là 5 tỉ USD trong xuất khẩu là có thể đạt được”, Nafis cho biết.
Xuất khẩu sản phẩm da của Bangladesh chủ yếu sang Italia, New Zealand, Ba Lan, vương quốc Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Mỹ, Canada và Tây Ban Nha.
Ngoài ra, Nhật Bản, Ấn Độ, Nepal, Australia và một số quốc gia khác nổi lên như là những nhà nhập khẩu đồ da tiềm năng của Bangladesh.
Xuất khẩu da của Bangladesh chiếm 0,005% trong tổng trị giá 230 tỉ USD thị trường da và đồ da toàn cầu.
Ngành này có tiềm năng to lớn để khai thác nhiều đơn hàng xuất khẩu, Nabhash Chandra Mandal, thành viên điều hành của Ủy ban đầu tư cho biết. Lĩnh vực này tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và hoàn thuế đối với lĩnh vực này sẽ khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia liên doanh với các công ty nội địa.
“Quá trình di dời các xưởng thuộc da chậm. Chúng tôi sẽ hoàn thành sớm”.
Có khoảng 80 xưởng thuộc da bắt đầu di dời từ trung tâm thuộc da Hazaribagh đến Savar, Hiệp hội thuộc da cho biết.
Bộ công nghiệp đã phân bổ 200 acre tại Savar cho 155 chủ sở hữu thuộc da thông qua Bangladesh Small and Cottage Industries Corporation.
Ngân hàng Trung ương cũng tuyên bố một gói ưu đãi cho các thợ thuộc da để giúp họ di chuyển các nhà máy độc hại đến công viên công nghiệp chỉ định.
Bata Shoes đang đối mặt với một số vấn đề như thuế giá trị gia tăng cao và giày giả từ Myanmar và Thái Lan, Iftekhar Haider Chowdhury cho biết.
Lefaso.org.vn