Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Gỡ khó doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp
  • 05/09/2024

Chú thích ảnh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin về tiến độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới, nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ tiếp tục thực hiện giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các dự án đầu tư công lớn và các chính sách khôi phục thị trường bất động sản của Chính phủ; khuyến khích việc tăng cường mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu; đồng thời, tham mưu Chính phủ hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nền tảng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhìn chung tình hình phục hồi công nghiệp của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Các chỉ số quan trọng đều tăng mạnh như: Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tháng 7/2024 ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 4 tháng liên tục và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 cao hơn tháng 6/2024 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau 7 tháng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức lũy kế cao nhất kể từ tháng 2/2024 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 9,5%. Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở 60/63 địa phương trong tháng 7/2024, chỉ có 3 địa phương ghi nhận giảm.

Một số địa phương có mức tăng trưởng cao như: Khánh Hòa, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh… Chỉ số tiêu thụ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao, giúp kéo giảm chỉ số tồn kho so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như thép thanh, thép cán, vải dệt từ sợi tự nhiên, phân hỗn hợp NPK, điện sản xuất…

Đề cập về thách thức thời gian tới, Bà Phan Thị Thắng cho biết, có 4 thách thức nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng sẽ phải đối diện: Nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu, phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài; sản xuất công nghiệp phục hồi chưa toàn diện; tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường; thị trường bất động sản phục hồi chậm. 

Theo Minh Phương/Báo Tin tức

Tin tức liên quan