Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • ĐẰNG SAU GIÁ TRỊ LEO THANG CỦA NHỮNG CHIẾC TÚI HIỆU: KHÔNG ĐƠN THUẦN CHỈ LÀ LẠM PHÁT
  • 09/01/2023

Chi tiêu cho những chiếc túi thuộc phân khúc xa xỉ không chỉ là một đãi ngộ cho bản thân mà còn là một khoản đầu tư tài chính đúng nghĩa với sự tăng cao liên tục về giá cả và giá trị.

Kể từ đợt bùng phát đại dịch COVID-19 vào năm 2021 đến nay, hàng loạt thương hiệu nối đuôi nhau tăng giá cho những chiếc túi xách “khét tiếng”: Pochette Accessoires Monogram Canvas của Louis Vuitton tăng 25% từ 630 USD đến 790 USD; CHANEL Boy Bag, CHANEL Classic Flap tăng trung bình 9% cho mỗi dòng. Theo phân tích thị trường, các thương hiệu cao cấp hàng năm thường cộng thêm 7% vào giá bán túi xách và con số này có thể lên đến 30% khi có những chuyển biến bất ngờ như dịch bệnh.

Nguyên nhân mà các phát ngôn viên đại diện thương hiệu đưa ra cho sự điều chỉnh giá xuất phát từ mức tăng chi phí do lạm phát, thiếu hụt nguyên vật liệu. Song, việc lượng cầu không có dấu hiệu giảm sút chứng tỏ sự gia tăng giá cả đi kèm với giá trị, và việc tăng giá không đơn thuần xuất phát từ bài toán chi phí mà còn là một màn phô diễn chiến lược kinh doanh thiên tài của ngành thời trang xa xỉ.

CHIẾN LƯỢC GIÁ XUẤT PHÁT TỪ TÍNH ĐỘC QUYỀN

Bằng cách sản xuất giới hạn, cùng với chính sách “thắt chặt” số lượng mỗi khách hàng được phép mua, giá trị đến từ sự hiếm có tạo ra cảm giác về tính độc quyền cho người tiêu dùng, từ đó cho phép các thương hiệu đặt giá niêm yết cao ngất ngưởng. Những người có khả năng sở hữu luxury bags ngay từ khi chúng mới ra mắt cũng vì thế mà trở nên đặc biệt.

“KHI THƯƠNG HIỆU SẢN XUẤT QUÁ NHIỀU VÀ MUỐN KIẾM LỢI NHUẬN TỪ DOANH SỐ, HỌ SẼ MẤT ĐI SỨC ẢNH HƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ VÌ AI CŨNG CÓ THỂ DỄ DÀNG SỞ HỮU.”

Theo xu hướng chung của nền kinh tế trong dài hạn, thu nhập sẽ tăng lên và ngày càng có nhiều người khát cầu những chiếc túi được giới mộ điệu cho là “mang tính biểu tượng”, “nổi tiếng” hay còn gọi là IT-Bag để nâng cấp hình ảnh bản thân. Phản hồi với biến động thị trường, các thương hiệu có thể lựa chọn tiếp tục đẩy giá, giới hạn nguồn cung để lượng cầu tăng theo cấp số nhân và khiến dòng sản phẩm của họ được săn tìm ráo riết, như cách mà CHANEL đã làm để tăng giá trị gấp 7 lần cho dòng Classic Flap trong giai đoạn 1990 đến 2021. Họ cũng có thể đưa ra một quyết định kinh doanh thức thời như tái bản lại dòng túi iconic của mình, điển hình là Prada với re-edition của chiếc túi Mini-brushed Leather 1995 sau 27 năm, với giá bán lẻ hơn 3,000 USD, cao gấp ba lần so với con số mà phiên bản cũ được ngã giá trên thị trường túi hiệu cổ.

Trong thời đại mà thói quen tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những hình mẫu trong văn hoá đại chúng, việc để sản phẩm của mình đồng hành cùng người nổi tiếng khiến các thương hiệu nghiễm nhiên nhận được sự chứng thực về độ thời thượng. Họ có thể quảng bá thông qua việc “khai quật” những mẫu túi kinh điển từ kho lưu trữ cho trang phục thảm đỏ, phục trang trên phim, hoặc ra mắt chiến dịch kết hợp với những tên tuổi đình đám. Hiệu ứng từ influencer sẽ thôi thúc những cuộc “truy lùng” để tìm mua sản phẩm.

Thậm chí, có những thương hiệu còn có chính sách ngầm về việc chỉ bán cho những người có sức ảnh hưởng để giữ gìn trạng thái “xa xỉ phẩm”. Hermès đã định hình rõ chân dung khách hàng của túi Birkin trứ danh phải là những người có hồ sơ cá nhân đủ ấn tượng. Chính vì vậy mà Birkin tạo ra ấn tượng về một dòng túi của giới thượng lưu, không chỉ thông qua giá cả mà còn thông qua việc món đồ này xuất hiện thường xuyên bên cạnh Victoria BeckhamKim Kardashian,…

THỊ TRƯỜNG VINTAGE VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH TRIỆT ĐỂ CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU CAO CẤP

Thị trường thứ cấp là nơi người tiêu dùng có thể tiếp cận với mức giá mềm hơn hoặc tìm lại các món đồ đã sold-out trên các kênh bán lẻ. Nhận ra tiền năng nơi đây, thương hiệu có thể tung ra những BST túi vintage như cách mà Kering đã làm với Vestiaire Collective. Họ cũng có thể tăng thêm giá trị sản phẩm thông qua việc mua đi bán lại túi cũ để tạo ra hiệu ứng cầu giả, đánh vào tâm lý muốn sở hữu những item được nhiều người yêu thích.

Tăng giá túi xách giờ đây như tăng sức hấp dẫn một cách chủ động. Với nền tảng vững chắc về danh tiếng, và làn sóng tiêu dùng xa xỉ mới từ các nước châu Á như Trung Quốc, sự gia tăng về giá cả và giá trị của những chiếc luxury bags chưa có dấu hiệu dừng lại trong tương lai gần.

Chanel Classic Flap size medium đã tăng giá từ $220 vào năm 1955 đến $8,800 vào năm 2023. (Ảnh: The Style Stalker)

Chanel Classic Flap size medium đã tăng giá từ $220 vào năm 1955 đến $8,800 vào năm 2023. (Ảnh: The Style Stalker)

Tên tuổi của người nổi tiếng là một chiếc nam châm thu hút sự chú ý về cho các sản phẩm xa xỉ. (Ảnh: Louis Vuitton)

Sau 27 năm, Prada mới tung re-edition của chiếc túi da kinh điển. (Ảnh: PRADA)

Gắn liền với trạng thái “thượng lưu”, Hermès giữ được vị thế cao nhất trong cuộc chơi túi hiệu. (Ảnh: Hermès)

Sưu tầm

Nhóm thực hiện

Bài viết: Hải Yến
Ảnh: Tổng hợp

Tin tức liên quan