Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • VẬT LIỆU ĐỂ LÀM GIẦY P2
  • 13/01/2021

1.    ÐẾ GIÀY

 vat lieu de lam giay 2 - VẬT LIỆU ĐỂ LÀM GIẦY P2

Thường làm bằng PVC, EVA, PU, Cao su nhiệt dẻo và Cao su lưu hóa.

a.     Ðế PVC: Ðược hình thành bởi phản ứng trùng hợp của các monomer vinyl chloride. Polymer này được kết hợp với các thành phần khác để có được các thuộc tính yêu cầu cho vật liệu đế. Ðế PVC có nhiều ứng dụng trong sản xuất gìay thể thao, sandals… Hỗn hợp của PVC với các chất khác như cao su nitrile, PU,… cung cấp các loại đế có nhiều thuộc tính tốt như độ bền cao khi mang. Khả năng chống trơn trượt và chống bể phụ thuộc hàm lượng chất dẻo hóa. PVC là vật liệu làm đế rẻ hơn các loại khác.

b.     Ðế cao su nhiệt dẻo (TPR): Ðế này có các thuộc tính của cao su và có thể được đúc phun. Hợp chất chính là styren – butadien- styren (SBS) được kết hợp với các thành phần khác như dầu naphtalene (chống oxyhóa do ozone). Các loại đế TPR có độ chống xé và mang rất tốt, chống được sự gãy vỡ ở nhiệt độ thấp.

c.     Ðế EVA: Là một polymer đồng trùng hợp etylen và vinylacetate, nhẹ là ưu điểm của loại đế này.

d.     Ðế PU: Là chất liệu đế năng động nhất. Ðế PU rất bền, nhẹ, khả năng chống trượt tốt. Thành phần cơ bản của nó là một hợp chất polyhydroxyl và di-isocyanate. Ðế PU có 2 loại polyester hoặc polyether. Polyester PU có độ bền căng hơn là đế PU polyether.

e.     Ðế cao su lưu hóa: Chất liệu cao su trở nên phong phú nhờ vào phương pháp lưu hóa. Mỗi loại cao su được biết đến dươí tên của các polymer cơ bản. Các polymer này được kết hợp với các thành phần khác như tác nhân lưu hóa, chất tăng cường, chất độn (các muối silicat hoặc đất sét) và các tác nhân khác như dẻo hóa, mềm hóa. Tác nhân lưu hóa cao su có thể là lưu huỳnh .Một vài loại cao su khác như cao su styren-butadien (SBR), polyisoprene, cao su nitril. Ðế crepe hay đế cao su trong có được khi dùng chất tăng cường là silica. Ðế cao su nitril chống dầu tốt.

2.    GÓT VÀ MẶT GÓT

Có nhiều loại gót khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và kiểu dáng. Các loại gót không được giòn, mềm và nứt bể trong suốt qúa trình dán và mang. Chất liệu làm gót phải chống được va chạm, nứt bể và phải bền. Gót da ép là một loại gót được làm bằng cách ép nhiều lớp da với nhau hoặc các loại sợi cứng hoặc kết hợp cả hai loại với nhau. Ngoài ra còn có các loại gót gỗ và loại gót làm bằng da thuộc thực vật với độ dày khoảng 1cm. Ðộ dài của đinh và độ sâu của đường may tùy thuộc vào độ cao của gót :

Ðộ cao gót / Ðộ xuyên tối thiểu của đinh:

  • Gót 50mm                            8mm
  • 50-90mm                      10 -18mm
  • Trên 90mm                   12 -20mm

Gót nhựa có thể được đúc hoặc ép phun. Gót cao của nữ thường ép phun. Gót nhựa thường được làm bằng polystyrene và polypropylene.

Phần tiếp xúc đất của gót bị mòn nhanh chóng trong qúa trình sử dụng, do đó người ta phải thêm vào phần gọi là mặt gót để tránh hoặc giảm thiểu sự mòn gót. Chất liệu để làm mặt gót phải bền, chống bị mài mòn, không giãn hoặc gây trượt. PU được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong giày nữ, là loại giày có diện tích mặt gót nhỏ. Mặt gót làm bằng vật liệu Nylon hoặc PE thì rẻ nhưng gây trượt. Cao su nhiệt dẻo hoặc polypropylen thường được sử dụng trong mặt gót giày nam.

3.    ÐẾ TRONG (INSOLES)

Ðế trong là phần nối đế ngoài và mũ giày và nằm ở giữa chúng. Chân đặt lên lớp lót dán lên đế trong. Mũ giày và đế ngoài được dán lên đế trong bằng keo hoặc bằng chỉ may. Ðế trong chịu sức nặng của cơ thể, uốn cong trong suốt qúa trình vận động, thấm và chuyển hơi ẩm của chân ra bên ngoài.

–          Ðế trong phải chịu được lực ma sát giữa chân, miếng lót và đế trong.

–          Ðế trong được cắt theo dạng của phần đế trong của cốt giày.

–          Bờ của đế trong không được trầy xướt .

–          Bờ của đế trong không được gẫy .

–          Bờ đế trong phải có đường cắt rỏ ràng .

–          Chất liệu của đế trong chống nhiệt như trong loại khuôn phun trực tiếp hoặc quá trình lưu hóa trực tiếp .

–          Không bị gãy khi khâu lượt và không bị rách khi may.

–          Thấm và chuyển được hơi ẩm của chân.

–          Có sự gắn kết tốt với loại keo dán nóng.

–          Có độ co giãn, độ bền tốt .

Những loại đế trong này được sản xuất từ loại da thuộc thực vật, tấm bằng da, tấm sợi (fibre board). Da phần vai thuộc thực vật thích hợp cho đế trong nhưng đắt tiền.

PHO MŨI

Ðược chèn vào giữa phần che phủ các ngón chân và lớp lót. Pho mũi giữ hình dáng của mũi giày và bảo vệ các ngón chân. Vật liệu dùng sản xuất pho mũi có thể mềm và uyển chuyển linh động hoặc cứng và giữ được hình dáng trong khi mang. Pho mũi được sản xuất từ loại da thuộc thực vật, các loại sợi tẩm Polystyrene, cao su và các chất liệu nhiệt dẻo.

4.    PHO HẬU

Ðược dán giữa mũ giày và lớp lót ở phần sau của giày. Pho hậu mang lại cho giày một sự vừa vặn và tránh cho giày bị trượt. Pho hậu nên cứng có độ bật nẩy tốt chống ẩm, tạo phần chắc và dẻo mềm ở phần sau giày. Pho hậu thường làm bằng da thuộc thực vật, tấm da, tấm sợi, nhựa dẻo, nhựa nhúng trong dung môi.

5.    ÐỘN CỨNG

Là một mẩu vật liệu giữa đế trong và đế ngoài như một bộ phận gia cố.

–          Ðộn cứng giữ được hình dáng của giày.

–          Nâng đỡ vòm chân theo chiều thẳng đứng, chủ yếu cho trạng thái ổn định của nó và gia tăng độ bền cho phần eo của giày.

–          Khả năng ổn định cấu trúc chính trong phần gót giày.

–          Chống được độ căng và độ giãn trong suốt qúa trình chịu đựng sức nặng. 

Tin tức liên quan