Ngành công nghiệp da Bangladesh đạt xuất khẩu cao kỷ lục, tăng 32,12% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1,29 tỉ USD, Cơ quan xúc tiến xuất khẩu của nước này cho biết. Giá cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của Bangladesh được cải thiện, do đó ngày càng được nhiều người tiêu dùng châu Âu và Nhật Bản ưa chuộng và chi phí tại Trung Quốc gia tăng dẫn đến tăng trưởng.
Ngoài ra, thu nhập trong năm tài chính 2013/14 đạt 6,59%, cao hơn so với mục tiêu đề ra 1,21 tỉ USD đối với lĩnh vực này.Xuất khẩu đồ da của Bangladesh tăng 48,55%, lên 240,09 triệu USD trong cùng giai đoạn, trong đó da tăng 26,47%, lên 505,54 triệu USD, và giày dép tăng 31,19%, lên 550,11 triệu USD, EPB cho biết.
Ngành công nghiệp da thu 980,67 triệu USD xuất khẩu trong năm tài chính 2012/13.
Xuất khẩu sẽ cao hơn, nếu không có tình trạng bất ổn trong nước, Tipu Sultan, giám đốc quản lý của Bengal Leather Complex Ltd và Bengal Shoe Ltd cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỉ Tk (khoảng 36,1 triệu USD) trong năm tài chính trước đó. “Nhiều khách mua hàng đang đến Bangladesh, do chúng tôi cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh”, M Abu Taher, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu da thành phẩm, đồ da và giày dép cho biết.
Một sự gia tăng số lượng khách hàng đang chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, do ở đó chi phí sản xuất tăng đáng kế.
Chất lượng được cải thiện đã giúp chiếm được lòng tin của khách mua hàng, Aniruddah Kumar Roy, giám đốc quản lý của Footbed Footwear Ltd cho biết, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đạt khoảng 2 tỉ Tk (khoảng 25,8 triệu USD) trong năm tài chính 2013/14.
“Hiện tại chúng tôi có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng, do kỹ năng lao động của chúng tôi được cải thiện nhiều”, ông cho biết, thêm vào đó là ngành dệt may đã đóng góp cho sự phát triển kỹ năng trong ngành công nghiệp da.
Chẳng hạn, Roy cho biết, giày dép và đồ da đòi hỏi khâu và đóng gói và những công việc này, công nhân lành nghề đã có sẵn trong ngành dệt may. “Chúng tôi có thể thuê những công nhân từ ngành dệt may”, Roy cho biết.
Trung Quốc đã sản xuất khoảng 90 tỉ USD giày dép và 39 tỉ USD đồ da mỗi năm, chiếm 65% và 35% trong tổng nhu cầu toàn cầu theo thứ tự lần lượt, Roy cho biết.
Nhưng nền kinh tế châu Á khổng lồ cũng đối mặt một số thách thức như thuế chống bán phá giá được áp đặt bởi Liên minh châu Âu và đồng nhân dân tệ tăng mạnh, tăng 20% so với đồng đô la Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc mới đây cũng đã yêu cầu các chủ sở hữu nhà máy cung cấp kế hoạch về tuổi nghỉ hưu và sức khỏe đối với những công nhân, Sultan của Bengal Leather cho biết, cuối cùng sẽ tăng chi phí sản xuất hơn nữa.
Giá các sản phẩm của Bangladesh tăng cao là lý do đứng đằng sau sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Shaheen Ahmed, chủ tịch của Hiệp hội thuộc da Bangladesh cho biết.
“Nhiều nhà sản xuất đồ da và giày dép đang cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhắm vào các phân đoạn trung và cao cấp, cuối cùng nâng giá sản phẩm”, ông cho biết.
Giá xuất khẩu vỏ da tăng trung bình 0,1 USD mỗi square foot, Ahmed, chủ tịch của Kohinoor Tanneries Ltd. cũng cho biết.
Trong tổng xuất khẩu từ ngành công nghiệp da, 60% đến từ EU, 30% đến từ Nhật Bản và 10% đến từ các nước còn lại trên thế giới.
Ngành công nghiệp da, đã tăng trưởng trong lĩnh vực da sống và da, hiện tại nổi lên như là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau may mặc.
Xuất khẩu từ ngành công nghiệp da chiếm 4,29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 30,17 tỉ USD trong năm tài chính 2013/14.
Bangladesh sẽ có thể thu 16 tỉ USD trong lĩnh vực xuất khẩu từ da, đồ da và giày dép trong thập kỷ tới, nếu giải quyết đúng đắn các vấn đề về sức khỏe, môi trường và tuân thủ các vấn đề trong lĩnh vực này, các nhà phân tích cho biết.
Lefaso.org.vn