Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Các chủ sở hữu Bangladesh tìm cách vay 1 tỉ USD của JICA
  • 27/02/2014


Các chủ sở hữu thuộc da Bangladesh đang cố gắng có được một khoản vay 1 tỉ USD từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), để đáp ứng chi phí di dời từ thành phố Hazaribagh đến Savar.

Gần đây, họ đã viết một bức thư đến JICA cho việc hỗ trợ tài chính, do các chủ sở hữu không thể di dời khoảng 200 xưởng thuộc da của họ.

“Chúng tôi cần phải vay dài hạn với lãi suất thấp hơn cho việc di dời…, chúng tôi không thể chịu đựng tất cả các chi phí di dời…, nếu chúng tôi làm chúng tôi không thể hoạt động kinh doanh”, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu da thành phầm, đồ da và giày dép Bangladesh (BFLLFEA), ông Mohammad Abu Taher cho biết. Trước đó, họ cũng gặp Thống đốc ngân hàng Bangladesh, tiến sĩ Atiur Rahman tìm kiếm hỗ trợ tài chính.

“Chúng tôi đã gặp Thống đốc ngân hàng Bangladesh…, ông không đảm bảo cho chúng tôi bất cứ điều gì, nhưng ông cho biết họ sẽ cố gắng tìm một cách cho chúng tôi”, ông cho biết.

Các thợ thuộc da và chính phủ đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) vào tháng 10/2013 để đảm bảo di dời các xưởng thuộc da Hazaribag đến Savar Tannery Estate.

Theo MoU, chính phủ đã quyết định cung cấp 2,5 tỉ taka ( tiền Bangladesh) để bồi thường cho các chủ sở hữu thuộc da di dời và đưa 6,63 tỉ taka (chiếm 80%) trong tổng chi phí dự án.

Tuy nhiên, các chủ sở hữu sẽ phải thanh toán 1,65 tỉ taka còn lại (20%) trong việc lắp đặt.

Mohammad Abu Taher cho biết, mặc dù điều này không phải là cuối cùng, các chủ sở hữu thuộc da có thể đưa ra một nửa mức bồi thường 2,5 tỉ taka trước khi di dời.

“Số tiền hoặc bồi thường quá nhỏ, 2,5 tỉ taka đã được đưa ra 10 năm trước đây, hiện tại số tiền không đủ”, ông cho biết.

Theo biên bản ghi nhớ MoU đầu tiên được ký vào năm 2003, chính phủ đã lên kế hoạch chi phí cho việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm (CETP) và thanh toán 2,5 tỉ Taka để bồi thường cho các chủ sở hữu thuộc da di dời.

Nhưng theo Biên bản ghi nhớ MoU vào cuối năm 2007 giữa hai bên, CETP đã được xây dựng bởi chính phủ. Chi phí của CETP đã được thanh toán bởi các chủ sở hữu thuộc da vào nhiều lần trong giai đoạn 15 năm.

Trong khi đó, chi phí của CETP và các chi phí khác đã tăng nhiều lần. Bởi vậy, các chủ sở hữu yêu cầu một thỏa thuận mới.

Đề xuất dự án thứ hai sửa đổi, được sự chấp thuận bởi ECNEC vào 13/8/2014, bao gồm các thành phần mới như quản lý chất thải rắn, hệ thống phát điện bùn và nhà máy xử lý nước thải. Những điều này sẽ làm CETP hiệu quả và thân thiện môi trường hơn.

Chi phí dự án ban đầu đã tăng gấp đôi trong đề xuất sử đổi lần thứ hai vì sự chậm trễ. Hiện tại, chi phí đạt 10,78 tỉ Taka, trong khi vào năm 2007, bộ ước tính chi phí đạt 5,45 tỉ Taka trong đề xuất dự án sửa đổi đầu tiên. Đề án đã được phê duyệt vào năm 2003 với chi phí xấp xỉ 1,75 tỉ Taka.

Các chủ sở hữu thuộc da cũng đã có kế hoạch xây dựng một thị trấn hiện đại trên khoảng 50 acre đất tại thành phố Hazaribagh, sau khi di dời các nhà máy của họ đến Savar để đáp ứng chi phí tái định cư.

“Chúng tôi đã thỏa luận vấn đề này trong diễn đàn và đã quyết định xây dựng một dự án nhà trong khu vực”, ông Taher cho biết.

Lefaso.org.vn


Tin tức liên quan