Họ cho biết, đầu tư mới trong lĩnh vực này và mua các đơn hàng được chuyển từ Trung Quốc đã giúp tăng mạnh xuất khẩu hàng hóa da của nước này trong vài năm qua. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng khoảng 20% trên thị trường nội địa trị giá 50 tỉ Tk cũng làm gia tăng nhu cầu đối với da thô tại nước này.
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng trong nhập khẩu da thô buộc nước này chi một khoản lớn ngoại tệ mỗi năm. Bangladesh đã chi hơn 4,5 tỉ Tk cho nhập khẩu da thô trong năm tài chính vừa qua (2012/13).
Theo thống kê của Ủy ban doanh thu quốc gia (NBR), Bangladesh đã nhập khẩu 5.300 tấn da thô trong năm tài chính vừa qua, 5.057 tấn trong năm tài chính 2011/12, 4.059 tấn năm 2010/11.
Tuy nhiên, do nguồn cung cấp da thô thiếu hụt từ trong nước và nhu cầu trong các nhà máy sản xuất hàng hóa da định hướng xuất khẩu ngày càng gia tăng, chính phủ cho phép nhập khẩu da thô thuế suất bằng 0 trong vài năm qua.
“Nguồn cung da thô trong năm không đáng kể so với nhu cầu, buộc chúng tôi phải tìm nguồn khác từ thị trường quốc tế”, ông Abdul Momen Bhuiyan, phó giám đốc quản lý của Apex Adelchi Footwear Limited (AAFL) cho biết. “Bên cạnh chất lượng đặc biệt được yêu cầu bởi các khách hàng cũng cần nhập khẩu một vài loại da thô từ nước ngoài”, ông cho biết thêm.
Ông Momen cho biết nếu nguồn cung da thô không tăng và xu hướng các đơn đặt hàng tiếp tục tăng, Bangladesh không cần xuất khẩu da thành phẩm trong thời gian ngắn.
“Chúng tôi lạc quan rằng, nước chúng tôi sẽ cần nhập khẩu da thành phẩm hoặc da thô với khối lượng lớn ngay lập tức cũng như xuất khẩu sản phẩm da làm gia tăng giá trị ngày càng gia tăng”, Momen cũng là Giám đốc của Blue Ocean Footwear Limited cho biết.
Tuy nhiên, theo nhu cầu ngày càng gia tăng, hầu hết các chủ sở hữu thuộc da địa phương đã chọn xuất khẩu các hàng hóa da giá trị gia tăng khác nhau cho lợi nhuận nhiều hơn xuất khẩu da thành phẩm.
“Các khách hàng mua hàng hóa da ngày càng tăng chuyển sang Bangladesh từ các nước như Trung Quốc và Việt Nam, do chúng tôi có thể đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế và giá cạnh tranh”, ông Mohammad Shahin, cựu chủ tịch của Hiệp hội thuộc da Bangladesh (BTA) cho biết.
“Hầu hết các đồng nghiệp của chúng tôi thích xuất khẩu hàng hóa giá trị gia tăng khác nhau hơn xuất khẩu da thành phẩm”, ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo thống kê của Ủy ban đầu tư (BoI), trong năm tài khóa (2012), khoảng 12 doanh nhân nước ngoài đã ký thỏa thuận đầu tư 17,122 triệu USD vào đơn vị giày dép Bangladesh.
Bên cạnh đó, 13 doanh nghiệp khổng lồ trong nước bao gồm Earth Footwear Ltd, Sharif Melamine Ind Ltd và Amico Footwear Ltd đã đầu tư gần 3,03 tỉ Tk vào xưởng thuộc da và ngành giày dép trong 2 năm qua, thống kê của BoI cho biết.
Nhà đầu tư lớn nhất Hàn Quốc tại Bangladesh, Youngone, cũng lắp đặt nhà máy sản xuất giày dép lớn nhất tại khu công nghiệp chế biến xuất khẩu Chittagong (CEPZ), khu vực châu Á.
Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu lừng danh toàn cầu như Macy's, Sears, JC Penney-Mỹ, Deichmann-Đức, Bata-Italia, Aldo-Canada và ABC Mart-Nhật Bản ngày càng gia tăng nhập khẩu hàng hóa da từ Bangladesh.
Giày dép, túi xách, túi mua sắm, thắt lưng, va li, hộp nhạc cụ, túi du lịch, ba lô, hộp đựng bản đồ, hộp đựng dao kéo và các mặt hàng truyền thống và phi truyền thống khác trong những mặt hàng xuất khẩu của Bangladesh.
Lefaso.org.vn