Liên quan đến TPP, Ban Thư Ký cập nhật tin “15 Thượng Nghị Sỹ Mỹ, và hơn 45 thành viên Quốc hội Mỹ ủng hộ xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với giày dép từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ”. Hiện nay, thuế quan của Mỹ áp trên giày dép nhất định từ các quốc gia như Việt Nam có thể đạt được lên tới 67,5%. Nội dung 2 thư (01thư Quốc Hội, 01 thư của Thượng Nghị Sĩ) gồm các ý chính sau:
1.TPP là hiệp định thương mại thế kỷ phản ánh nguyên tắc của nền kinh tế hiện đại: xúc tiến tự do thương mại.
TPP là sáng kiến hàng đầu trong chính sách thương mại của tổng thống Obama, các quy tắc và quy chế của nó phản ánh đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. Các công ty Mỹ chiếm số lượng lớn giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó chính sách thương mại và chiến lược đàm phán của mô hình thương mại hiện đại này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ, tạo nhiều việc làm, lợi nhuận và duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn.
2. Hàng rào thuế quan không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và mục tiêu thương mại tự do.
Thương mại giày dép - đại diện cho một trong những lĩnh vực tiếp cận chính sách thương mại mới TPP - hiện không phản ánh thực chuỗi giá trị toàn cầu. 1% giày dép bán và sản xuất ở Mỹ, 99% giày dép nhập khẩu (trong đó có 8% nhập khẩu từ VN) đang chịu mức thuế cao. Sự đổi mới công nghệ, thiết kế, tiếp thị và bán giày dép có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu – điểm cuối là Mỹ, cung cấp hàng ngàn công ăn việc làm tốt cho người Mỹ trong mọi quốc gia. Chỉ có quy tắc thương mại trong TPP mới hỗ trợ phát triển tiến bộ công nghệ và tiếp cận với các nguồn tài nguyên giúp Mỹ đạt giá trị, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tiếp thị cao hơn và cung cấp người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn.
3.Yêu cầu loại bỏ ngay hàng rào thuế quan và chứng từ xuất xứ hàng hóa khi TPP có hiệu lực.
Loại bỏ hàng rào thuế quan và chứng từ xuất xứ hàng hóa giúp cho các thương hiệu Mỹ tái đầu tư bằng nguồn thuế nhập khẩu, tiết kiệm giấy tờ trong cải tiến, duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu. Quan trọng nhất là giúp giảm nhẹ gánh nặng không công bằng cho các gia đình Mỹ.
Và đây là bài báo của Hiệp Hội FDRA – Hiệp hội bán lẻ của Mỹ
FDRA hoan nghênh chính Thư Quốc hội ủng hộ loại bỏ hàng rào thuế quan áp trên Giày thông qua TPP
(Washington, DC) - Mười lăm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và hơn 45 thành viên của Quốc hội đã ký một lá thư kêu gọi Hoa Kỳ mà đại diện thương mại là ông Michael Froman loại bỏ thuế giày dép từ các quốc gia tham gia vào đàm phán Hiệp định thương mại XuyênThái Bình Dương (TPP). Hiện nay, thuế quan của Mỹ áp trên giày dép từ các quốc gia như Việt Nam có thể đạt được lên tới 67,5%.
"Thuế quan của Mỹ áp cho giày dép không phản ánh các chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp giày dép", thượng nghị sĩ Ron Wyden cho biết: “Hầu hết các công việc được trả mức lương cao như thiết kế, cải tiến đều tập chung ở Mỹ còn công đoạn sản xuất lại thực hiện ở các nước khác. Việc bỏ áp dụng thuế cao trên các sản phẩm không sản xuất tại Mỹ sẽ giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng và từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp giá trị cao, tạo công ăn việc tốt người Mỹ”
Theo dân biểu Aaron Schock: "Hiệp định xuyên Thái Bình Dương giúp nền kinh tế các nước phản ánh thực tiễn công bằng và tính hiện thực của nền kinh tế thị trường, tạo ra một khu vực thương mại tự do mới, sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm ở Mỹ. Một trong những khu vực mà TPP tác động đến đó là Giày Dép. Phần lớn giày dép được sản xuất bên ngoài đất nước chúng tôi, nhưng những công nghệ cao lại chủ yếu được cung cấp và thực hiện tại Mỹ, vì vậy dỡ bỏ hàng rào thuế quan giúp tạo ra công ăn việc làm ở đây. Như vậy, quy định hiện hành về thuế quan đã quá lỗi thời, cần được sửa đổi để các công ty trong và ngoài nước được đặt trên một sân chơi bình đẳng”.
"TPP, cùng với cải cách thuế toàn diện, cung cấp một cơ hội hoàn hảo để giải quyết vấn đề hiện đại hóa hệ thống thuế lỗi thời của chúng tôi," Earl Blumenauer (OR-03) cho biết, "Không có lý do chính đáng nào khiến người mua hàng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho giày dép, loại bỏ thuế quan này sẽ làm tăng lợi ích của người tiêu dùng và nền kinh tế của chúng tôi trong việc thiết lập sự công bằng và cởi mở trên toàn bộ khu vực."
"Chúng tôi muốn cảm ơn Thượng nghị sĩ Wyden, Dân biểu Schock và Dân biểu Blumenauer vì đã đi đầu trong những lá thư và cảm ơn sự ủng hộ trong Quốc hội. Điều này cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ từ một nhóm các nhà lập pháp bỏ phiếu cho Hiệp định này sẽ giúp tạo ra và duy trì hàng ngàn việc làm tại Mỹ", chủ tịch FDRA - ông Matt nói, "Nếu TPP không loại bỏ hàng rào thuế quan đã được thiết lập từ năm 1930 áp cho giày dép - một sản phẩm mà 99% nhập khẩu, thì nó sẽ không thể được ví như là một Hiệp định thương mại của thế kỷ 21"
Ông Greg Tunney, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành RG Barry và Chủ tịch FDRA cho biết "Ngày càng nhiều đại biểu Quốc hội hiểu rõ tầm quan trọng của việc loại bỏ mức thuế áp trên mặt hàng giày dép, giúp ích cho cả người lao động và người tiều dùng. Các loại thuế lỗi thời này khiến cho người dân Mỹ phải trả thêm 7 tỷ USD cho việc chi tiêu vào Giày dép vào năm ngoái”.
Điểm nổi bật của các bức thư bao gồm:
"Không có sự biện minh cho việc trì hoãn thực hiện hiệp định TPP - đây chính là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với mặt hàng giày dép - mặt hàng không hoàn toàn sản xuất tại Mỹ và có kim ngạch thương mại lớn".
"Ngành công nghiệp giày dép là một trong số những ngành phát triển để tận dụng lợi thế của một chuỗi cung ứng toàn cầu, cung cấp hiệu quả và giá trị. Ngày nay, việc làm có mức thu nhập cao liên quan đến sở hữu trí tuệ như thiết kế, đổi mới và sáng tạo chủ yếu tồn tại ở Mỹ, trong khi sản xuất có giá trị thấp được thực hiện ở nước ngoài. Sự sắp xếp này cho phép các công ty Mỹ tạo ra và duy trì công ăn việc làm được trả lương tốt ở Mỹ, đồng thời người tiêu dùng Mỹ phải chịu mức giá cao".
Về TPP:
TPP là một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán trong số 12 quốc gia Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, các nhà cung cấp lớn thứ hai của giày dép sang thị trường Mỹ. Trong năm 2012, 297,000,000 USD trong nhiệm vụ đã được trả tiền nhập khẩu giày dép vào Hoa Kỳ từ các nước TPP. Vòng thứ 18 của cuộc đàm phán hiện đang diễn ra tại Malaysia.
Về FDRA:
Hiệp hội thương mại giày dép lớn nhất tại Hoa Kỳ, FDRA chiếm khoảng 80% tổng doanh số bán giày dép, đại diện cho các nhà bán lẻ hàng đầu của ngành công nghiệp, thương hiệu và đại lý mua hàng. Dịch vụ của FDRA bao gồm vận động hành lang và vận động cho ngành công nghiệp nền tảng, chương trình giáo dục và các ấn phẩm thương mại.