Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Nhu cầu tiêu thụ da động vật của châu Phi đang tăng mạnh
  • 11/06/2013

Châu Phi đang nhanh chóng nổi lên thành một trong những thị trường tương lai cung cấp da thuộc và da chưa thuộc cho ngành công nghiệp da đang bùng nổ trên toàn cầu. Da và sản phẩm da là một trong những mặt hàng được giao dịch rộng rãi và được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Hiện tại, tổng trị giá thương mại hàng năm ước đạt bằng 1,5 lần giá trị thương mại thịt, hơn 5 lần cà phê và hơn 8 lần gạo.

          
            Mậu dịch quốc tế chính thức đối với da và hàng hóa bằng da ước tính trên 50 tỉ USD mỗi năm và thị trường vẫn xa với mức bão hòa. Trong thập kỷ tới, nhu cầu về nguyên liệu da (da chưa thuộc) và thành phẩm có thể vượt cung – làm cho ngành công nghiệp da trở thành một trong những ngành kinh doanh sinh lợi nhất trong những năm tới.

           
            Nguồn động vật nuôi của châu Phi phong phú đại diện cho sức mạnh tự nhiên đối với lĩnh vực này, do da là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thịt. Châu Phi
sở hữu khoảng 15% số gia súc trên thế giới sở hữu khoảng 25% số cừu và dê trên thế giới. Điều này đưa châu Phi trở thành trung tâm công nghiệp phát triển mạnh về da và là nhà cung cấp chủ yếu da và nguyên liệu cho ngành công nghiệp bùng nổ da và hàng hóa bằng da.

Mặc dù châu Phi là nhà chăn nuôi gia súc nhưng chỉ chiếm 8% sản lượng da gia súc và khoảng 14% da dê và cừu.


           Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi nhanh, khi càng ngày càng nhiều nước trên thế giới đang tìm nguồn theo nhu cầu của họ đối với sản phẩm da thuộc và da chưa thuộc từ các nước châu Phi. Ấn Độ, chẳng hạn, hiện đang tìm kiếm nhập khẩu da thuộc từ các nước Đông Phi. Phải đối mặt với mối đe dọa xuất khẩu da thuộc suy giảm, Hội đồng xuất khẩu da Ấn Độ (CLE), mới đây đã gửi một nhóm các nhà xuất khẩu Ấn Độ đến Ethopia và Kenya để xác định triển vọng của liên doanh với các xưởng thuộc da ở các quốc gia châu Phi này.

           Mục tiêu xuất khẩu của ngành công nghiệp da Ấn Độ đạt 7 tỉ USD vào năm 2012/13 chỉ có thể đạt được bằng cách hoàn thiện dài hạn cung cấp nguyên liệu từ châu Phi.

           Ấn Độ sản xuất xấp xỉ 2 tỉ m2 da nhưng xuất khẩu sẽ  cần thêm 2 tỉ m2 da chất lượng cao mỗi năm. Xuất khẩu da và hàng hóa bằng da của Ấn Độ đạt 1487,13 triệu USD và sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

           Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã xác định châu Phi với lượng gia súc khủng lồ như là một nguồn da tốt. Ethiopia và Kenya là một trong số những nước sản xuất da thô lớn nhất tại châu Phi. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang tìm kiếm các liên doanh với các công ty châu Phi, tìm cách hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và đầu tư. Các công ty liên doanh sẽ chuyển đổi da sống và da thành da bán thành phẩm để xuất khẩu sang Ấn Độ.

                                  Xuất khẩu động vật sống

           Các nước trong vùng Sừng châu Phi là một trong những nhà xuất khẩu động vật sống lớn nhất, đặc biệt cho các nước Trung Đông. Ethiopia chẳng hạn, động vật sống và sản phẩm động vật sống là nguồn thu nhập ngoại hối chủ yếu, thứ hai là cà phê, với da chưa thuộc và da đóng góp  phần chủ yếu.

          Các nước Trung Đông là thị trường xuất khẩu truyền thống của các nước trong vùng Sừng châu Phi bao gồm Ethiopia. Các nước trong vùng Sừng châu Phi đã xuất khẩu đến 3 triệu con cừu và dê, 100.000 gia súc và 50.000 con lạc đà mỗi năm đến bán đảo Ả rập cho tới tận năm 2005. Song trong mấy năm gần đây, các quy định quản lý chất lượng và sức khỏe ở các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt đã hạn chế xuất khẩu sang các nước này. Vào tháng 9/2000, các nước Trung Đông bị cấm nhập khẩu động vật sống từ 6 quốc gia trong vùng Sừng châu Phi và Nigeria do một ổ dịch sốt Rift Valley. Mặc dù sự bùng nổ của dịch sốt Rift Valley đã dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu động vật sống từ Ethiopia mới đây (và các nước thuộc vùng Sừng châu Phi khác), nhiều khả năng lệnh cấm đã được thúc đẩy bởi một số yếu tố khác.

            Các nhà xuất khẩu động vật sống chủ yếu khác là Somalia và Kenya, và với phạm vi nhỏ hơn là Sudan và Djibouti. Trong những năm tới, có thể thấy các quốc gia này nổi lên đóng vai trò chủ yếu trong ngành công nghiệp da.  

  Lefaso.org.vn

 

 

 

Tin tức liên quan