Hiệp hội sản xuất giày dép Indonesia (Aprisindo) và Hiệp hội da thuộc Indonesia (APKI) đã yêu cầu chính phủ chấm dứt chính sách nhập khẩu thịt bò và da thuộc nhằm nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp liên quan của nước này.
Chủ tịch Haryono Sutanto của APKI và Tổng thư ký Binsar Marpaung của Aprisindo cho rằng, chính phủ nên nhập khẩu động vật, thay vì nhập khẩu thịt bò và da thuộc. Nhập khẩu động vật sống, chính phủ cũng sẽ hậu thuẫn ngành công nghiệp da thuộc cũng như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất giày dép nội địa.
Họ đã kêu gọi các quan chức của Bộ nông nghiệp và Bộ công nghiệp ngồi lại với nhau và thảo luận về chính sách thay thế nhập khẩu thịt bò một cách hiệu quả hơn.
Theo ông, hai Bộ nên học hỏi từ Trung Quốc và Việt Nam, đã nhanh chóng thúc đẩy ngành công nghiệp giày dép của họ để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
Indonesia đã thiết lập hạn ngạch nhập khẩu thịt bò năm 2013 ở mức 32.000 tấn. Hạn ngạch nhập khẩu động vật sống đạt 267.000 con. Vì hiệu quả, chính phủ có thể nhập khẩu lên đến 1 triệu con gia súc (hoặc gấp đôi) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt bò. Bởi làm như vậy, chính phủ có thể kiểm soát được giá thịt bò và hỗ trợ nguồn cung da thuộc cho thị trường nội địa.
Bên cạnh Australia và New Zealand, thợ thuộc da cũng nhập khẩu da thuộc từ Mỹ và Mỹ la tinh để cung cấp nguyên vật liệu cho các công ty giày dép trong nước.
Haryono cũng kêu gọi Bộ nông nghiệp yêu cầu chính phủ xem xét lại quy định bắt buộc tất cả da thuộc nhập khẩu phải thông qua Trung tâm kiểm dịch động thực vật.
Ông cho biết “Da thuộc nhập khẩu bắt buộc phải được Trung tâm kiểm dịch kiểm tra chất lượng, kiểm dịch mới được đưa ra ngoài thị trường, bởi vậy da thuộc nhập khẩu đôi khi bị giữ lại trung tâm khi các nhà nhập khẩu không chủ động trong việc kiểm tra. Các quy định đã được ban hành nhằm ngăn chặn sự lây truyền các bệnh dịch về miệng và móng từ các nước xuất khẩu.”
Việc đưa ra các chính sách yếu kém, Binsar cho biết, Indonesia sẽ không thể duy trì vị thế của mình là nước sản xuất giày dép đứng thứ 4 thế giới do sản phẩm giày dép ít cạnh tranh so với sản phẩm tương tự từ các nước khác.
Shen Rui Liang, Tổng giám đốc và chủ sở hữu của PT Top Torch International tại Bandung, phía tây Java, sản xuất và xuất khẩu 30.000 đôi giày hàng năm, chỉ trích chính phủ mà ông cho biết dường như ít chú trọng tới việc thúc đẩy ngành công nghiệp giày dép.
“Các thủ tục nhập khẩu da thuộc phức tạp đã thường xuyên gây ra giao hàng trễ và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất, người bị phạt 5 USD cho mỗi đôi giày nếu giao hàng trễ, có thể chịu thiệt hại hàng tỉ rupiah cho một đơn đặt hàng lớn”, ông cho biết thêm rằng, công ty của ông đã xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu, thông qua Italia. Quá trình xuất khẩu phức tạp và thiệt hại từ việc giao hàng trễ đã buộc các nhà sản xuất tránh tăng lương tối thiểu cho công nhân hoặc tinh giảm biên chế.
Yongky Komaladi, chủ sở hữu của sản phẩm giày Yongky Komaladi cho biết, chính phủ nên giáo dục cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và ngành công nghiệp trong nước sản xuất nhiều hơn và nâng cao chất lượng sản phẩm của họ để đánh bại các đối thủ cạnh tranh từ các sản phẩm nước ngoài.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngành công nghiệp trong nước không nên biến mình thành “những kẻ ăn xin” trước chính phủ mà nên làm việc chăm chỉ như các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc để đánh bại các đối thủ cạnh tranh”, ông cho biết.
Ông và Binsar chia sẻ ý kiến cho rằng, Indonesia sẽ là người thua cuộc khi đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất nước ngoài nếu tự do hóa kinh tế ASEAN theo AFTA được thực hiện vào năm 2015.
Lefaso.org.vn