Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ethiopia sẽ xử lý nghiêm nhà máy sản xuất da Trung Quốc xuất khẩu trái phép da thuộc sơ chế
  • 29/05/2013
               Các quan chức Ethiopia cho biết chính quyền Ethiopia đang xem xét “các biện pháp thích hợp” đối với nhà máy sản xuất da Trung Quốc đóng tại Ethiopia do nhà máy này  đã cố tình xuất khẩu bất hợp pháp 2 container với khoảng 100.000 miếng da sơ chế sang Trung Quốc.

Nhà máy thuộc da và giày Friendship Tannery and Shoe có địa chỉ  tại tỉnh Mojo, khoảng 62 km về phía đông của thủ đô Ethiopia, Addis Ababa,  dự định xuất khẩu các sản phẩm da sơ chế này dưới vỏ bọc da thành phẩm đến Trung Quốc.

Nhà máy mới này là một trong số nhà máy chiếm ưu thế lớn trong ngành công nghiệp da giày Ethiopia. Bày tỏ sự thất vọng trước hành vi cố tình xuất khẩu bất hợp pháp của nhà máy này, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ông Tadesse Haile, cho biết “ việc cố gắng làm trái này thực sự là đáng tiếc. Chúng tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra song chúng tôi rất nghiêm túc về vấn đề này và sẽ có những biện pháp trừng phạt thích đáng”.

Tuy nhiên, theo báo cáo, rất ít trong số 40 nhà máy chế biến da thuộc trong nước xuất khẩu da thành phẩm thật sự. 

Nhà máy thuộc da và giày Friendship Tannery and Shoe thu về khoảng 10 triệu USD mỗi năm từ sản xuất và xuất khẩu các loại da thành phẩm khác nhau.

Mặc dù chính phủ đã khuyến khích  ngành công nghiệp da  nâng cao  giá trị xuất khẩu cho sản phẩm da thuộc song ngành này đã không thành công trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, các nhà máy trong nước đã nhiều lần cáo buộc các đối tác nước ngoài hưởng lợi từ những sơ hở trong các quy định của ngành công nghiệp da.

Trong nhiều năm qua, Ethiopia đã xuất khẩu số lượng lớn da sống và da sơ chế. Đến tận năm 2002, chính phủ mới hạn chế xuất khẩu da sống và da sơ chế giá trị thấp, mở rộng thị trường xuất khẩu mới và khuyến khích các sản phẩm giá trị cao hơn.

Một trong những biện pháp được sử dụng để hạn chế xuất khẩu da sống giá trị thấp là thuế xuất khẩu 150% đối với da sống.

“Những biện pháp này đã có một tác động lớn tới cơ cấu xuất khẩu của ngành công nghiệp da, giúp ngành công nghiệp da hướng tới sản xuất hàng thành phẩm”, Báo cáo kinh tế về châu Phi năm 2013, đồng tác giả với Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi (ECA) và Ủy ban liên minh châu Phi (AUC) cho biết.

Báo cáo lưu ý rằng, các biện pháp cung cấp cơ sở cho việc tham gia các công ty hàng đầu quốc tế để hỗ trợ các công ty thuộc da và sản xuất địa phương nâng cấp hoạt động sản xuất.

Các ngành công nghiệp cà phê và da là 2 lĩnh vực chính dẫn đầu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Ethiopia.

Có khoảng 10.000 người Ethiopia làm việc trong lĩnh vực da thuộc với sức cạnh tranh trong nước gia tăng.

Báo cáo của PANA cho rằng thị trường xuất khẩu đồ cũ trước đây  bị châu Âu  lấn át, nhưng mấy năm gần đây đã chuyển sang Trung Quốc và Ấn Độ.

 Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan