Báo cáo nhằm cung cấp thông tin toàn diện, những phân tích sâu sắc, số liệu cập nhật và đáng tin cậy về tình hình tiêu dùng giày dép tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh - hai thị trường tiêu dùng lớn nhất cả nước.
Báo cáo được thực hiện trên cơ sở số liệu điều tra phỏng vấn bảng hỏi hơn 1000 người tiêu dùng trên địa bàn các các tình/thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh aà Bình Dương, đã từng hoặc đang sử dụng các sản phẩm giày dép.
Qua kết quả điều tra, một bức tranh tổng thể về người tiêu dùng sản phẩm giày/dép đã được phác họa, giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing, định vị và phát triển thương hiệu, sản phẩm, giá cả và kênh phân phối.
Một số kết quả chính của báo cáo
Thứ nhất, đa số người tiêu dùng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (chiếm khoảng 50,3%), mức từ 5 đến dưới 10 triệu chiếm 37,1%, và mức trên 20 triệu/tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể (1,2%). Từ mức thu nhập ở trên, các số liệu chi tiêu cho mặt hàng giày dép của người tiêu dùng hàng tháng cũng phản ánh mức tương đồng, theo đó, mức chi tiêu cho giày dép khoảng dưới 200.000 VNĐ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (65,9%), tiếp đến là mức từ 200 đến dưới 500.000 VNĐ/tháng (tỷ lệ 20%), các mức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 10%).
Thứ hai, tổng hợp một số thương hiệu mạnh và được nhiều người biết, cho thấy Nike, Adidas, Converse vẫn là những thương hiệu giày được người tiêu dùng chọn nhiều nhất (khoảng trên 5%), đáng chú ý có 3 thương hiệu giày Việt Nam lọt vào top 10 những thương hiệu được người dùng sử dụng nhiều nhất là Vinagiay (khoảng 3%), Thượng Đình (3,7%) và Bitis (4,9%).
Thứ ba, về xu hướng tiêu dùng, đa số người dùng khi được hỏi sẽ chọn mua sản phẩm nào khi đi mua giày/dép đều cho biết sẽ mua hàng sản xuất tại Việt
Thứ tư, người tiêu dùng chọn giày nhập khẩu phần lớn do lý do hợp mẫu mã, thời trang (chiếm tỷ lệ cao nhất 58,4%), trong khi đó tỷ lệ chọn lý do này ở các sản phẩm trong nước sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (12,8%). Trong khi đó, yếu giá cả và chất liệu, hàng nội địa lại được người tiêu dùng đưa ra lý do lựa chọn nhiều hơn. Nếu để chọn một đôi giày nhập khẩu, người tiêu dùng đưa ra lý do là do chất liệu hay mẫu mã thì tỷ lệ này chỉ là 23,4% và 6,1% tương ứng trong khi đó các con số tương ứng đối với sản phẩm nội địa là 41,3% và 39,6%.
Thứ năm, nếu trước khi mua người tiêu dùng chú ý theo thứ từ Chất liệu (35,4%) – Mẫu mã (34%) – Giá cả (23,3%) thì khi quyết định mua thứ tự lại đảo người lại là Giá cả (32,1%) – Mẫu mã (30,1%) – Chất liệu (29,4%).
Thứ sáu, khi được hỏi về quan điểm của mình khi chọn mua giày/dép thì nên chọn mua hàng Việt Nam hay hàng nhập khẩu, có đến 66% người dùng trả lời sẽ mua hàng Việt Nam và chỉ có 34% chọn mua hàng nhập khẩu.
Thứ bảy, đáng chú ý là tỷ lệ người dùng đánh giá sản phẩm giày/dép Việt Nam chưa tốt vẫn còn chiếm gần 25%, điều này có nghĩa là cứ 4 người dùng thì có 1 người không hài lòng về chất lượng sản phẩm giày/dép của mình đang sử dụng. Mặc dù tỷ lệ đánh giá tốt rất cao (lên tới 65,3%) tuy nhiên tỷ lệ đánh giá chưa tốt cũng là cảnh báo cho chất lượng của sản phẩm giày/dép sản xuất trong nước.
Thứ tám, về kênh mua hàng hóa, phần lớn người tiêu dùng mua tại 03 kênh phân phối chỉnh đó là các cửa hàng bán lẻ (chiếm 40,8%), tiếp đến là các siêu thị/BH chuyên về giày (28,3%) và CH giới thiệu sản phẩm của Doanh nghiệp (18%). Các kênh phân phối khác chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể (dưới 10%).
Thứ chín, trong các lý do mà người tiêu dùng đưa ra của việc lựa chọn kênh phân phối ở trên, 03 lý do quan trọng nhất bao gồm Giá cả hợp lý (34%), Sự thuận tiện (23,7%) và Đảm bảo về chất lượng (23,1%). Các yếu tố khác tỷ lệ không đáng kể. Đặc biệt yếu tố chế độ hậu mãi tốt chỉ chiếm tỷ lệ gần như bằng không (0.4%).