Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Ngành da giày Việt Nam: Cơ hội mới kèm thách thức
  • 12/01/2021

Sự dịch chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc đang tạo ra cơ hội cho ngành da giày Việt Nam. Tuy nhiên chi phí nhân công ngày càng tăng, năng suất lao động thấp, phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập đang là thách thức của ngành da giày.  

nganh da giay viet nam co hoi moi kem thach thuc
Ảnh minh họa

6 tháng đầu năm nay, sản lượng giày, dép da ước đạt 127,4 triệu đôi, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch XK giày, dép các loại đạt 7,79 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Có thể nói, da giày là một trong những mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu (XK) lớn của Việt Nam khi đang bước vào mùa vụ XK từ giữa quý II/2018. Dự kiến năm nay, sản lượng giày dép da đạt khoảng 279 triệu đôi.

Khi Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hướng đầu tư sang Việt Nam thì da giày trong nước có cơ hội hưởng lợi từ sự chuyển dịch này, Bộ Công Thương nhận định.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng lưu ý là "ngành này lại phải đối mặt với với một số khó khăn như: Chi phí nhân công ngày càng tăng. Nhất là năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực…".

Việc tăng lương tối thiểu được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến khoảng 1.700 DN da giày cả nước, trong đó 70% là DN nhỏ và vừa, sử dụng 1,2 triệu lao động sản xuất trực tiếp. Theo đó, các DN da giày quy mô lớn bị giảm lợi nhuận sẽ giảm đầu tư mở rộng sản xuất. Còn các DN nhỏ và vừa, hộ sản xuất làng nghề gặp rất nhiều khó khăn sẽ phải hạn chế hoặc ngừng sản xuất.

Việc tăng lương sẽ tạo ra chi phí sản xuất tăng đột biến, mức độ bảo vệ việc làm của Việt Nam có xu hướng ngày càng chặt hơn, trong khi với kỹ năng hạn chế, lao động Việt trong ngành này chủ yếu làm các công việc giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của DN da giày trong dài hạn.

Bên cạnh đó, một thách thức khác là đang có một số nước cạnh tranh với Việt Nam trong việc thu hút DN FDI vào các ngành chế tạo dùng nhiều nhân công, nhất là da giày hay dệt may. Các nước này lại được ưu đãi thuế quan ở các thị trường lớn như Mỹ và EU. Bangladesh, Campuchia, Pakistan là những ví dụ điển hình.

Hiện nay, sản xuất của ngành da giày vẫn chủ yếu theo hình thức gia công XK, với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào theo chỉ định của khách hàng nhập khẩu dân tới một hệ lụy hằng năm sẽ tốn rất nhiều chi phí nhập khẩu.

Điều đáng nói, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày ở mức 50%, chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu XK của các hiệp định thương mại (hầu hết là 55%) đã ký kết và đang trong quá trình đàm phán. Thậm chí, đối với sản phẩm giày dép da, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp hơn do phụ thuộc vào nguồn da thuộc nhập khẩu.

Tin tức liên quan