Tại buổi làm việc Ông Nguyễn Đức Thuấn đã báo cáo tình hình hoạt động của Hiệp hội trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, trong đó có những thuận lợi và khó khăn mà ngành Da giày túi xách trong nước đang gặp phải trong đó có vài trò của ngành công nghiệp phụ trợ, nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn nhân lực còn thiếu, chính sách cho ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đầy đủ …ngoài ra việc Hoa Kỳ dự tính rút khỏi Hiệp định TPP sẽ tác động tiêu cực đến định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Ông Thuấn cho biết: “Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu da giày túi xách. Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của ngành giày Việt Nam đạt 15 tỷ USD, chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước”. Ông cũng giới thiệu qua những kết quả hoạt động của TBS Group và với vai trò là một thành viên trong Hiệp hội gia giày túi xách Việt Nam, định hướng phát triển của TBS Group trong thời gian tới với những thuật lợi và khó khăn chung của toàn ngành.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thăm và làm việc tại nhà máy sản xuất giầy Sneakers
Sau khi tham quan các đơn vị Ngành giày và túi xách TBS Group tại cụm sản xuất số 2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã biểu dương thành quả mà tập thể lãnh đạo, cán bộ - CNV TBS Group đã đạt được sau hơn 20 năm phát triển và trở thành doanh nghiệp da giày hàng đầu Việt Nam có 100% vốn đầu tư trong nước, Ông mong muốn có nhiều doanh nghiệp trong nước hơn đạt qui mô và trình độ quản lý như TBS Group. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xác định Ngành da giày có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Không chỉ tạo việc làm cho 1,5 triệu người lao động, ngành da giày còn xuất khẩu sản phẩm, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà…
Tuy nhiên, còn không ít hạn chế trong ngành da giày như giá trị của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị sản phẩm còn thấp. Da giày Việt Nam còn chưa xây dựng được thương hiệu lớn cho riêng mình, năng suất lao động chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu.v.v… Vì vậy, trong thời gian tới, với ông mong muốn rằng, Ông Nguyễn Đức Thuấn với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam, phải là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ, cần có các giả pháp để tăng cường giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tạo ra những trung tâm nghiêm cứu phát triển sản phẩm, tổ chức hoạt động ngành công nghiệp hỗ trợ… Xây dựng những cụm công nghiệp chuyên môn hóa cho Ngành da giày – túi xách, để thuận lợi trong việc nghiêm cứu, phát triển và đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, về phía Chính phủ sẽ lắng nghe nguyện vọng từ các doanh nghiệp, trao thêm quyền hạn cho Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam và tiếp tục điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho Ngành da giày – túi xách đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lefaso Vietnam