Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc ‘hồi sinh’ vải jean cũ thành túi xách thời thượng
  • 05/10/2022

Ấp ủ đam mê làm đồ handmade với mong muốn hạn chế rác thải ra môi trường, Hồng Thắm đã tạo ra những chiếc túi xách độc đáo, mới lạ từ vải jean cũ.

Sau 8 tiếng làm văn phòng, Thắm trở về ngôi nhà trong đầu vẫn quanh quẩn với những con số. Tốt nghiệp tại trường đại học Mở TP. HCM, năm 2014 sau khi ra trường cô xin làm công việc kế toán tại một công ty gần nơi ở. Công việc kéo dài trong suốt 7 năm khiến Thắm cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Cho dù không còn quá trẻ nhưng cô lại muốn được trở về với chính mình cùng khát khao về một công việc mới mẻ, sáng tạo, nơi mà cô gái được thoải mái vẫy vùng.

Vào một ngày đẹp trời, mở cánh tủ chuẩn bị quần áo cho chồng đi làm, Thắm vô tình tìm được chiếc một quần jean cũ bị bỏ quên đã lâu. Ý tưởng tận dụng lại được lóe lên trong đầu cô, không ngần ngại Hồng Thắm bắt tay vào mày mò, tự tay làm lên chiếc túi xách đầu tiên từ vải jean cũ. Và đó trở thành viên gạch khởi điểm để cô theo đuổi niềm đam mê ở hiện tại.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 1

Skip in 6

Nutifood Growplus+

nutifoodsweden.comMUA NGAY

Bỏ nghề kế toán 7 năm theo đuổi đam mê từ lời hứa “nuôi vợ” của chồng

Nguyễn Thị Hồng Thắm (30 tuổi), hiện đang sinh sống và làm việc tại quận Tân Bình, TP. HCM. Hàng ngày, cô bắt đầu công việc tại nhà của mình từ 9 giờ sáng và kết thúc vào lúc 6 giờ chiều, cũng có thể làm thêm buổi tối nếu cần.

Trong căn phòng rộng khoảng 20m2, trên bàn may Thắm chăm chút, tỉ mỉ vắt từng nét sổ, thi thoảng ngắm nghía những chiếc túi xách bằng vải jean mình vừa hoàn thiện được đặt gọn gàng trên kệ bày bên cạnh.

Trước khi đến với jean, Hồng Thắm từng tìm kiếm con đường riêng cho việc làm túi handmade với các loại nguyên liệu khác. Tuy nhiên, sau khi chiếc túi xách “hồi sinh” từ chiếc quần cũ của chồng được chia sẻ, Thắm bất ngờ khi nhận được nhiều bình luận tích cực và ý muốn hỏi mua. Cũng chính từ đây, cô gái 9X quyết định bỏ nghề kế toán ổn định để chuyển hướng hoàn toàn sang con đường mới mẻ này.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 2

Thắm chia sẻ với Emdep.vn: “Chiếc túi đầu tiên đó mình có chia sẻ lên các hội nhóm và được khá nhiều người quan tâm, hỏi thăm và biết được mình tái chế từ các món đồ jean cũ nên nhiều người đã hỏi địa chỉ để gửi những món đồ cũ mà họ không dùng nữa đến cho mình”.

Nhắc đến lý do lựa chọn vải jean để tái chế thay vì những chất liệu khác, Thắm tiết lộ jean là chất liệu khá phổ biến, dày dặn, có độ bền cao và có thể tái chế được gần như hoàn toàn.

Thời gian đầu chuyển hướng, Thắm dành nhiều thời gian tự tìm tòi, học hỏi từ trên mạng, điều bất ngờ là cô nàng sinh năm 1992 cũng không tham gia lớp học may nào bên ngoài. Nguồn động lực lớn nhất với Hồng Thắm là có chồng và gia đình luôn ủng hộ trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp. Bắt đầu với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, may mắn mỉm cười với Thắm khi được chồng hỗ trợ kinh tế cũng như tinh thần với lời hứa “em cứ theo đuổi đam mê đi, anh nuôi”.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 3

Với số tiền hơn 100 triệu tích góp được và sự hỗ trợ của gia đình, cô đầu tư vào máy móc, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các tủ, kệ và công cụ. Giai đoạn đầu chưa có nguồn thu nhập cá nhân, phần lớn phí sinh hoạt hàng tháng trong nhà đều chị đều được ông xã lo liệu, chính anh cũng là người hỗ trợ làm việc nhà để Thắm tập trung hoàn toàn làm việc, theo đuổi đam mê.

Cảm giác chông chênh, hoang mang trước khó khăn của Thắm khi chuyển sang công việc mới không phải là điều khó hiểu. Thắm cảm thấy vướng mắc đối với toàn bộ quá trình làm quen với nghề. Cô mất nhiều thời gian để học hỏi về các chất liệu và kỹ thuật may.

“Để ra được chiếc túi đẹp và bền, mình cũng phải thử theo nhiều phương pháp và vật liệu khác nhau. Máy móc cũng phải đầu tư và thay đổi nhiều lần cho phù hợp hơn với yêu cầu kỹ thuật”, Thắm cho biết.

 

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 4

Ngay cả khi vững vàng hơn trong công việc hiện tại, Thắm vẫn đau đáu nghĩ về đầu ra của các sản phẩm túi xách. Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với cô, cũng là mục tiêu để Thắm ngày càng phấn đấu sáng tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã mới lạ, độc đáo.

Bản thân là người “ngoại đạo” nên gần như Hồng Thắm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Một mình đảm đương tất cả mọi việc từ khâu sản xuất đến bán hàng nên cô khá vất vả, chật vật. Khởi nghiệp vào đúng thời điểm dịch bệnh hoành hành, Thắm mất nhiều thời gian để có thể đưa những sản phẩm đầu tiên đến được với khách hàng trong khi việc giao thương cực kỳ hạn chế vào thời điểm đó.

Đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thắm chưa từng có suy nghĩ sẽ bỏ cuộc. Với cô, công việc đang làm là tự bản thân lựa chọn cũng như nhiều lần cân nhắc thuận lợi, bất lợi trước khi thực hiện.


Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 5

Ngược lại sau mỗi giai đoạn khó khăn, vấp ngã khiến cô nàng tự thấy bản thân được lớn lên cả trong suy nghĩ, tư duy và cách làm việc. Dần dần, Thắm tự tích lũy cho mình những trải nghiệm thú vị chứ không phải là vấn đề tiêu cực. “Điều quan trọng nhất đó là được làm công việc mình yêu thích, nên mình có rất nhiều năng lượng dành cho nó”, Thắm bày tỏ.

Xuất phát điểm không phải là người được học và làm những công việc liên quan đến may vá, sáng tạo. Thắm đến với việc làm túi xách từ đồ jean như một cơ duyên được sắp đặt. Không chỉ tự tay làm sản phẩm, cô còn trau chuốt quay clip lại từng bước làm để chia sẻ đến nhiều người cùng đam mê. Làm việc tận tâm và hết mình khiến mỗi chiếc túi xách cô nàng đưa ra đều có sức hút với người nhìn chính từ chính “cái hồn” của sản phẩm.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 6

Mải mê làm túi xách, lan tỏa lối sống xanh đến cộng đồng

Nhớ như in chiếc túi xách đầu tiên của bản thân được mọi người dang tay đón nhận, Hồng Thắm không giấu được niềm hạnh phúc hiện trên nụ cười tươi. Chiếc túi được cô chia sẻ lên đủ các hội nhóm facebook, ngay sau đó messenger của cô liên tục nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng mọi miền đất nước.

” Gần như toàn bộ các thành phần của đồ jean đều có thể sử dụng để tái chế. Phần vải lớn để làm thân túi, lưng quần làm quai đeo, mác và túi dùng trang trí,… Đồ jean cũ cũng màu sắc khác nhau, nên khi kết hợp sẽ tạo ra những sản phẩm độc đáo và không chiếc nào giống chiếc nào. Có thể nói đó là món đồ độc nhất”, Thắm chia sẻ.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 7

Thắm tiết lộ bí quyết để biến những đồ jean cũ thành những chiếc túi xách đẹp mắt là chú trọng ở khâu phân loại và làm sạch vải. Trong quá trình sáng tạo, Thắm tận dụng tối đa các phần túi, mác, đai của đồ jean cũ để tạo thành các chi tiết trên balo, túi xách.

Hoàn thiện một chiếc túi hoàn chỉnh yêu cầu ở người thợ tính tỉ mỉ, cẩn thận và tập trung hoàn toàn. Thông thường Hồng Thắm mất 1-2 ngày để hoàn thiện được một chiếc túi đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Hàng ngày công việc đầu tiên của Thắm là tự tay đi thu gom hoặc nhận vải jean từ các bạn gửi tặng đến địa chỉ nhà. Các phần vải được Thắm đem đi giặt giũ sạch sẽ, phân loại và lưu trữ. Khi làm sản phẩm, cô nàng cũng chú trọng lựa chọn món đồ cũ phù hợp với mẫu mã và tiến hành cắt rã, chắp ghép cho đẹp nhất. Sau đó, cô xử lý kỹ thuật để tạo form túi cần thiết và cuối cùng là ráp hoàn thiện sản phẩm.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 8

Qua bàn tay khéo léo, thoăn thoắt trên chiếc bàn may, gần như toàn bộ chiếc đồ jean cũ đều được Thắm xử lý gọn. Chẳng may có bộ phận không dùng làm thân chính, cô gái lại sáng tạo để trang trí làm khóa kéo, nút, hay tem mác.

” Những phần khó hơn như lai quần thì cũng được mình rã ra, và ghép lại để tận dụng. Các phần vải vụn sẽ được giữ lại, khi đủ nhiều sẽ được ghép tỉ mỉ để tạo nên mảnh vải to và sử dụng” Thắm cho hay.

Từ kỹ thuật may, thêu, dựng form túi đều được Thắm tự nghiên cứu và học hỏi sau mỗi một sản phẩm. Trung bình mỗi tháng Thắm hoàn thiện khoảng 50-60 chiếc túi xách để đưa đến tay khách hàng. Chỉ với một căn phòng nhỏ 20m2, những vật dụng may vá đơn giản cô gái trẻ ấy đã làm ra hàng trăm sản phẩm tái chế vì môi trường mang ý nghĩa nhân văn.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 9

Giá sản phẩm hiện tại được Hồng Thắm bán ra thị trường giao động từ 300 nghìn đến 700 nghìn. Với cô, giá thành chỉ là một phần trong suy nghĩ khi quyết định theo đuổi công việc này. Thắm quan điểm rằng: ” Mỗi chiếc túi được làm ra thì cũng đồng nghĩa với lượng rác thải ra môi trường ít đi, mình mong muốn thông qua những chiếc túi xách này để mọi người biết được cách tái chế các món đồ cũ, từ đó nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường“.

Thời đại 4.0 với sức mạnh lớn của truyền thông trở thành cơ hội để những người như Hồng Thắm lan tỏa thông điệp sống xanh, vì môi trường đến nhiều bạn trẻ hơn. Nhanh nhạy nắm bắt được xu hướng, cô gái 9X mở các lớp hướng dẫn cho các bạn yêu thích thủ công và túi jean tái chế.

Thắm cũng mạnh dạn hơn khi chủ động liên kết với một số tổ chức, cá nhân yêu thích sống xanh để đồng hành cùng cô giới thiệu sản phẩm tái chế đến với nhiều người.

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 10

Hiện tại, sau gần 2 năm bỏ nghề kế toán theo đuổi đam mê, điều khiến Thắm cảm thấy tích cực nhất là được làm công việc bản thân yêu thích, và công việc đó có ý nghĩa cho cộng đồng.

Thời gian tới, cùng với ngọn lửa đam mê Hồng Thắm có dự định mở rộng hơn các lớp hướng dẫn, để việc tái chế trở nên gần gũi hơn với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, cô nàng tiếp tục học hỏi và cải thiện quá trình sản xuất để có thể tái chế được số lượng nhiều hơn.

“Mọi người hay có tâm lý là luyến tiếc đồ cũ nên thường giữ lại rất nhiều và không biết làm gì với nó, mình nghĩ tái chế là một hướng giải quyết tốt. Khi mình sử dụng lại đồ cũ nghĩa là mình kéo dài vòng đời cho sản phẩm, lượng rác thải sẽ giảm bớt, từ đó góp một chút phần nhỏ bé cho việc bảo vệ môi trường” Hồng Thắm gửi gắm.

 

Cô gái bỏ nghề kế toán ổn định, khởi nghiệp từ công việc hồi sinh vải jean cũ thành túi xách thời thượng - Hình 11

9X bỏ công việc ổn định, mở "tạp hóa xanh" tạo việc làm cho người khiếm thị

Ngoài việc lan tỏa lối sống xanh, giảm thiểu rác thải nhựa, tiệm "tạp hóa xanh" của Kim Hằng còn là nơi tạo ra việc làm cho người khiếm thị.

Phạm Thị Kim Hằng (SN 1995, TP HCM) hiện đang điều hành một doanh nghiệp xã hội, là sáng lập của gần 10 thương hiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Năm 2019, Hằng bắt đầu mở ra "tiệm tạp hóa xanh" nhằm lan tỏa lối sống xanh, góp phần bảo vệ môi trường và tạo việc làm cho những người khuyết tật.

Tiệm "tạp hóa xanh" của Kim Hằng có đa dạng các dòng sản phẩm sống xanh. "Tạp hóa xanh" chủ yếu có 2 loại sản phẩm gồm: sản phẩm được Hằng và cộng sự tự nghiên cứu, sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên hay tái chế từ nylon... và sản phẩm nhập từ bên ngoài về.

Kim Hằng chia sẻ: " Mình muốn 'xoa dịu' các vấn đề xã hội và môi trường bằng hoạt động hàng ngày. Vậy nên mình quyết định bắt đầu hành trình làm doanh nghiệp xã hội, mở 'tạp hóa xanh', làm ra những sản phẩm từ các nguyên liệu thiên nhiên, được tái chế từ nylon... vừa bảo vệ môi trường, vừa có việc làm cho nhóm người yếu thế"

 

9X bỏ công việc ổn định, mở tạp hóa xanh tạo việc làm cho người khiếm thị - Hình 1

Phạm Thị Kim Hằng (SN 1995, TP HCM)

Bỏ việc với mức lương gần 20 triệu đồng/tháng, mở tiệm tạp hóa xanh, giảm rác thải nhựa

Năm 2019, khi đang làm một công việc ổn định với mức lương gần 20 triệu đồng/tháng, Kim Hằng đã quyết định từ bỏ công việc này để mở tiệm "tạp hóa xanh".

"Mình muốn mỗi ngày trôi qua mình không cảm thấy tiếc vì những điều mình chỉ mới đang nghĩ mà chưa làm được. Với mình, việc mỗi ngày tạo ra được giá trị cho cuộc sống hấp dẫn hơn rất nhiều so mức lương", 9X nói.

9X bỏ công việc ổn định, mở tạp hóa xanh tạo việc làm cho người khiếm thị - Hình 2

Kim Hằng cho biết, khi mới thành lập "tạp hóa xanh", cô gặp phải nhiều khó khăn. Lúc đó, đã có một lời mời làm việc tại nước ngoài với mức lương là 40 triệu đồng/tháng nhưng Hằng từ chối. Cô vẫn quyết định ở lại Việt Nam, tiếp tục thực hiện những điều bản thân đang ấp ủ.

9X chia sẻ: "Mình biết chắc chắn mình không có gì để tiếc nuối khi đưa ra lựa chọn như vậy. Còn về lương thì với mình có thực lực thật sự thì dù có làm gì rồi cũng có thể chạm được những con số đó thôi nên mình không quá quan trọng".

Với Hằng, khó khăn nhất khi quyết định "bước khỏi vùng an toàn" là làm sao để gia đình và những người thân xung quanh tin vào những gì cô đang làm. Hằng chia sẻ: "Vì những thứ mình làm còn mới nên việc thuyết phục mọi người hiểu mình rất khó. Ngoài áp lực trên thương trường, trong việc kinh doanh thì áp lực gia đình là nặng nhất vì mình không muốn người thân phải buồn và thất vọng về mình".

Hiện tại, tiệm "tạp hóa xanh" của Kim Hằng có gần 200 sản phẩm đa dạng. Một số sản phẩm có thể kể đến như: sản phẩm chăm sóc cơ thể (xà bông, nước hoa, dầu gội dầu xả...), sản phẩm chăm sóc nhà cửa (tô chén gáo dừa, nước rửa chén...), quà tặng (quà lưu niệm đồ đá, búp bê, bông hoa, sổ tay, bút tre), thời trang tái chế (túi xách, ba lô, bóp ví)... Các sản phẩm đều là sản phẩm xanh từ các nguyên liệu thiên nhiên, được tái chế từ túi nylon, giúp giảm thiểu rác thải nhựa.

Để có thêm nguồn nguyên liệu đầu vào làm ra những sản phẩm thủ công, thân thiện với môi trường, Kim Hằng đã tạo ra nhiều chiến dịch, điển hình là "Đổi nilon lấy nông sản". Đồng thời, những chiến dịch này cũng khiến tiệm "tạp hóa xanh" của Hằng được biết đến rộng rãi hơn.

Giấc mơ tạo việc làm cho người khiếm thị thuở nhỏ nay đã thành hiện thực

Ngoài bảo vệ môi trường, tiệm "tạp hóa xanh" này còn là nơi làm việc của nhiều người khiếm thị. Kim Hằng cho biết, mô hình đưa người khiếm thị vào vận hành là điều mà cô ấp ủ từ nhỏ. Hiện nay, tại "tạp hóa xanh" của Hằng, người khiếm thị tham gia vào công việc vận hành, chăm sóc khách hàng, marketing.

Hằng chia sẻ: "Ba mình là người khiếm thị, hiểu được những khó khăn mà ba và những người khiếm thị phải trải qua, từ nhỏ mình đã quyết tâm sau này học xong sẽ làm gì đó thật có ích cho người khiếm thị. Khi hình thành mô hình tạp hóa xanh, mình triển khai kế hoạch mở chuỗi cho các bạn khiếm thị quản lý và phát triển để chứng minh người khiếm thị vẫn có thể làm tốt như người sáng mắt, thậm chí có thể hơn một vài người".

Nói về kỷ niệm đặc biệt với người khiếm thị làm việc tại "tạp hóa xanh", Kim Hằng kể: "Mình rất ấn tượng những lúc các bạn khoe mình những thành quả các bạn đạt được, ví dụ như: ý tưởng video được lên xu hướng, bán được đơn hàng đầu tiên... Lúc đó, mình rất vui vì đã biết các bạn đã thật sự bước ra khỏi vùng an toàn".

Mong muốn của Hằng trong tương lai là nhân rộng mô hình để ngày càng có nhiều người dễ tiếp cận với các sản phẩm xanh và đưa người khiếm thị vào môi trường làm việc này nhiều hơn.

Sưu tầm 

Tin tức liên quan