Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • VKFTA: Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng giày dép
  • 12/11/2020

- Đạt tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo qui định cụ thể tại phụ lục 2 Thông tư số 40/2015/TT-BCT (thường là trên 40%):

- Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc

- Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định (các sản phẩm dệt may) Cách tính RVC

VKFTA qui định hai cách tính RVC. Tùy theo cách tính nào có lợi hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng theo cách đó:

Cách tính trực tiếp (phương pháp Build - Up)

RVC = (VOM / FOB) x 100%

Trong đó: VOM là trị giá của các nguyên liệu có xuất xứ (bao gồm trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung (overhead cost), lợi nhuận và các chi phí khác, trong đó:

+ Chi phí nguyên liệu là trị giá nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa có xuất xứ do người sản xuất mua hoặc tự sản xuất;

+ Chi phí lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác cho người lao động;

+ Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh tại nơi sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp (như chi phí điện, nước…);

+ Các chi phí khác bao gồm các chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu hoặc các phương tiện vận tải khác để xuất khẩu hàng, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các chi phí vận chuyển nội địa, lưu kho bãi, bốc dỡ hàng tại cảng, phí môi giới và phí dịch vụ.

Cách tính gián tiếp (phương pháp Build - Down)

RVC = (FOB - VNM) / FOB x 100%

Trong đó VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể:

+ Trị giá CIF của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu; hoặc

+ Giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Bên nơi diễn ra các công đoạn sản xuất hoặc chế biến.